Đối với một sinh viên mới ra trường như Mỹ Hạnh (sinh năm 2001), việc sinh sống ở Hà Nội - thành phố có chi phí đắt đỏ nhất cả nước - không tránh khỏi áp lực cuộc sống.
Cuộc sống của du học sinh tại Nhật có dễ dàng không?
Những năm gần đây du học Nhật Bản là sự lựa chọn của nhiều người trẻ ngay sau khi tốt nghiệp thpt, tốt nghiệp đại học hay thậm chí đã lập gia đình. Bên cạnh những lợi thế của việc du học mang lại về bằng cấp, về kiến thức và khả năng kinh tế thì bên cạnh đó cuộc sống của du học sinh cũng phải đương đầu với những khó khăn.
Đó là cuộc sống xa gia đình, bắt đầu tự lập ở một nơi xa, bên cạnh những áp lực về học tập thì còn phải đương đầu với nhiều nỗi lo trong cuộc sống. Chi phí sinh hoạt ở Nhật cũng cao hơn Việt Nam nhiều, do đó hầu hết những bạn du học sinh đến với Nhật Bản đều kiếm cho mình một công việc làm thêm. Phần để kiếm thêm thu nhập, phần có thể giúp các bạn nhanh chóng làm quen với cuộc sống mới và nâng cao khả năng tiếng Nhật hơn. Tuy nhiên với mức sinh hoạt phí cao như vậy thì du học sinh cần biết cách chi tiêu tiết kiệm và hợp lý.
Bên cạnh đó, nếu không biết sắp xếp bạn sẽ không có thời gian nghỉ ngơi và còn ảnh hưởng đến kết quả học tập nữa. Thời gian học trên trường và thời gian làm thêm có thể đã lấy đi quá nhiều quỹ thời gian của bạn. Nên đôi khi chúng ta quên mất mình cần nghỉ ngơi. Thực tế cho thấy có rất nhiều bạn du học sinh phải tranh thủ ăn tạm cái gì đó để tiếp tục học tập và làm việc. Khi đó chắc chắn cảm giác nhớ nhà, nhớ cơm mẹ nấu là điều ít nhất một lần du học sinh Nhật Bản đã phải trải qua.
Chúng ta những sinh viên xa nhà, đến một tỉnh khác để học tập cũng đã cảm nhận được phần nào những khó khăn đó đúng không? Khó khăn khi bắt đầu cuộc sống mới, khó khăn khi tìm kiếm một công việc làm thêm? Đặc biệt với những bạn còn khó khăn về kinh tế thì sẽ thêm nhiều áp lực. Do đó, nếu kinh tế của bạn quá khó khăn thì tôi vẫn khuyên bạn nên theo đuổi một con đường khác (ví dụ như các chương trình thực tập sinh Nhật Bản) chứ không phải là du học. Bởi dù sao đi nữa đây cũng là chương trình du học, bạn cần có đủ khả năng tài chính, sức khỏe và sự đam mê để theo đuổi những giấc mơ tri thức.
Giỏi tìm kiếm thông tin và không ngại đặt câu hỏi
Khi bắt đầu sống ở một nơi mới lạ, sẽ có rất nhiều điều ta không biết và nếu không chủ động tự tìm kiếm hoặc hỏi người khác giúp đỡ, ta chắc chắn sẽ gặp nhiều thiệt thòi. Những thông tin cần thiết là vô vàn, từ những thứ tưởng như đơn giản, nhỏ bé như cách đọc số nhà, tìm đường đến siêu thị, cách gửi một bức thư… đến những thứ phức tạp, quan trọng hơn như thủ tục làm visa, cách khai thuế, lập tài khoản ngân hàng, chuyển tiền quốc tế… Thông tin càng quan trọng thì lại càng cần phải tìm kiếm, nghiên cứu, hỏi han kỹ lưỡng để tránh vi phạm pháp luật, mất tiền oan, và thậm chí, bị kẻ xấu lừa và lợi dụng.
Bởi thế, những người từng sống ở nước ngoài thường là những người giỏi tìm kiếm thông tin và mạnh dạn đặt câu hỏi nhất mà tôi từng biết. Họ thường rất chủ động tìm kiếm đối tượng để hỏi thông tin; nhưng trước khi làm phiền những người này, họ cẩn thận tra cứu trước trên mạng, ghi chép cụ thể các câu hỏi mà internet không thể trả lời, rồi sau đó mới tiếp cận người để hỏi một cách lịch sự và cầu thị. Đây là một kỹ năng rất quan trọng mà bất cứ ai, đặc biệt là những người trẻ còn non hiểu biết, cần phải nắm vững.
Ngay đối với bản thân tôi hiện nay, đây cũng là một kỹ năng mà tôi cảm thấy mình phải luyện tập hàng ngày. Là một người làm khoa học, tôi không ngại tự mày mò tìm kiếm thông tin, nhưng tôi vẫn còn thói quen ngại nhờ người khác giúp đỡ, ngại hỏi ý kiến những người đi trước. Điều này khiến cho tôi gặp rất nhiều thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần khi mới bắt đầu sống ở nước ngoài. Mấy năm gần đây, cùng với cuộc sống có những thay đổi lớn liên quan đến các vấn đề tôi không thông thạo như chính sách nhập cư, thuế má, y tế, sinh đẻ… tôi buộc phải nhờ đến sự trợ giúp của mọi người xung quanh nhiều hơn. Và phải thú nhận rằng, mỗi lần học thêm được một điều mới, tôi lại không khỏi nhăn nhó tự trách bản thân tại sao không biết điều này, làm điều kia cho sớm hơn. Nhưng nhìn lại, nếu không sống ở nước ngoài, có lẽ tôi sẽ mãi ở trong vỏ bọc của mình và sẽ còn thiếu hiểu biết hơn nhiều so với tôi của ngày hôm nay.
Lý do khiến bạn cảm thấy chán cuộc sống ở Nhật
Câu hỏi: Bạn có kỹ năng cốt lõi nào? Nhiều người sống bên Nhật không vui vì thậm chí tiếng Nhật họ còn không tốt. Không có ngoại ngữ tốt thì làm sao học kỹ năng cốt lõi? Và làm sao khám phá cuộc sống?
Thường đó là những người yêu thích tiếng Nhật, yêu thích nước Nhật và tính thanh lịch của Nhật Bản. Họ yêu thích ẩm thực Nhật và chịu khó đi khám phá các nơi. Nhìn chung, cần phải đi khám phá thay vì thu mình lại và kết luận là “Cuộc sống ở Nhật chán”.
Bạn có biết triết lý ẩm thực của người Nhật? Món sushi cần phải làm thế nào mới ngon? v.v… Khi nào bạn tìm hiểu được những điều đó thì bạn thấy nước Nhật khá thú vị. Phần lớn mọi người không phân biệt được sushi với nhau, chỉ ăn sushi trong siêu thị và kết luận là chả có gì ngon. Giống như người nước ngoài qua Việt Nam, mua một trái xoài ngoài chợ, ăn thấy không ngon và kết luận Việt Nam chẳng có trái gì ngon vậy.
Chúng ta phải bỏ công ra khám phá thì mới thấy cuộc sống thú vị, ở đâu cũng vậy thôi. Tôi có vài người bạn Nhật rất chịu khó khám phá các món ăn ngon ở Việt Nam và thấy cuộc sống ở Việt Nam vui. Ngược lại, phần lớn người Nhật sang Việt Nam chỉ dám quanh quẩn ở khu người Nhật, chỉ ăn đồ ăn Nhật (tại Việt Nam), vào bar, club vui chơi với mấy em gái và thế là hết. Những người như thế thì chẳng bao giờ hiểu được nền văn hóa và ẩm thực Việt Nam cả. Muốn hiểu thì phải chịu khó đi ăn ốc, ăn hàng, đi chợ hoa, v.v… thì mới có thể thấy yêu thích cuộc sống ở Việt Nam được.
Thường thì đó là những người có sự ổn định và an toàn về tài chính (ví dụ có ngoại ngữ và bằng cấp chẳng hạn). Nếu đi làm quần quật ở Việt Nam thì chắc cuộc sống sẽ không vui vẻ lắm. Nhiều người thấy Việt Nam vui chủ yếu là do họ đã đi nước ngoài và có mức lương cao hơn mặt bằng chung rất nhiều, tức là chỉ “vui” nếu nhìn từ quan điểm của họ thôi.
Nếu bạn định đi du học hay định cư, thì bạn nên ghi nhớ trạng thái ban đầu của bạn vì nhiều khi đi sang bển rồi bạn lại quên béng và nghĩ là “Ngày xưa tui ở Việt Nam vui lắm”.
Hay là nhiều bạn đi du học, về Việt Nam chơi 1 – 2 tháng rồi không muốn quay lại bên kia vì nghĩ Việt Nam vui hơn. Nhưng cần nhớ cái “vui” này là cái vui của người về Việt Nam để vui chơi – không cần làm gì kể cả nấu ăn, chứ nếu về Việt Nam và tất bật đi làm thì nhìn chung nhiều người vẫn chọn không về mà ở lại Nhật.
Đã bao giờ bạn ở Nhật và nghĩ về Việt Nam bạn sẽ ăn X, ăn Y,…cho thỏa thích, sẽ đi chơi với bạn bè suốt ngày và khi về Việt Nam nghỉ hè thì bạn thấy không muốn ăn gì và cũng chẳng rủ được bạn nào đi vui chơi chưa? Việc này thường xảy ra lắm!
Cuộc sống ở đâu cũng sẽ dễ dàng vui vẻ nếu: