Chịu Ảnh Hưởng Của Gió Phơn Tây Nam

Chịu Ảnh Hưởng Của Gió Phơn Tây Nam

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Giải Địa 10 Bài 9: Khí áp và gió

Câu hỏi trang 44 Địa Lí 10:Dựa vào hình 9.3 và thông tin trong bài, em hãy:

- Trình bày hiện tượng phơn (gió phơn) và cho biết nguyên nhân hình thành hiện tượng này.

- Nêu sự khác nhau về nhiệt độ không khí và lượng mưa ở sườn đón gió và sườn khuất gió.

- Gió phơn là hiện tượng gió khô nóng thổi từ trên núi xuống.

- Nguyên nhân do gió thổi tới dãy núi cao bị chắn lại ở sườn núi đón gió, không khí chuyển động lên cao cứ 100 m thì nhiệt độ giảm 0,6°C, làm hơi nước ngưng kết và gây mưa. Khi gió vượt qua sườn núi khuất gió, hơi nước đã giảm nhiều, không khí chuyển động đi xuống cứ 100 m thì nhiệt độ tăng 1°C.

- Sự khác nhau về nhiệt độ không khí và lượng mưa ở sườn đón gió và sườn khuất gió.

+ Sườn núi khuất gió thường có gió khô và nóng. Thời gian hoạt động của những đợt gió này từ vài giờ đến vài ngày.

+ Sườn đón gió thường ẩm và mưa nhiều nhưng đến một độ cao nhất định mưa sẽ giảm, trên đỉnh núi khô thoáng không còn mưa nữa.

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác

1. Nguồn gốc: Áp cao Xi-bia.Gió mùa Đông Bắc bản chất là khối không khí cực đới lục địa (NPc), xuất phát từ áp cao Xi-bia di chuyển xuống nước ta. Áp cao Xi-bia là một áp cao nhiệt lực hình thành theo mùa, rất lạnh và khô, nhiệt độ trung bình mùa đông xuống khoảng -15 đến - 40 độ C. Cao áp này xuất hiện từ tháng 9, tăng dần về khí áp và cực đại vào tháng 1, có thể làm lu mờ sự hoạt động của áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc.

2. Hướng gió: đông bắcDo ảnh hưởng của lực Cô-ri-ô-lit , gió thổi từ áp cao Xi-bia xuống nước ta bị lệch hướng, trở thành gió thổi hướng đông bắc, vì vậy gió mùa mùa đông còn được gọi là gió mùa Đông Bắc.

3. Thời gian hoạt động: Tháng XI – IV năm sau- Gió mùa Đông Bắc hoạt động trong thời gian mùa đông, từ tháng XI đến tháng IV năm sau.- Song, thời gian bắt đầu và kết thúc hoạt động của gió mùa Đông Bắc có thể thay đổi theo năm, có năm gió mùa Đông Bắc đến sớm, có năm đến muộn, có năm kết thúc sớm,…

4. Phạm vi hoạt động:Gió mùa Đông Bắc hoạt động chủ yếu ở phần lãnh thổ phía Bắc (từ vĩ tuyến 160B trở ra). Khi di chuyển xuống phía Nam, gió bị biến tính và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã, chỉ có những đợt gió mùa Đông Bắc mạnh mới ảnh hưởng tới phần lãnh thổ phía Nam, tạo ra một số ngày mát mẻ.

5. Tính chất:- Gió mùa Đông Bắc nhìn chung là lạnh, tuy nhiên tính chất không thuần nhất trong suốt mùa đông. Đầu mùa có tính chất lạnh khô, cuối mùa có tính chất lạnh ẩm. Khi di chuyển, gió mùa Đông Bắc cũng thay đổi tính chất, trở nên ấm và ẩm hơn.- Gió mùa Đông Bắc không hoạt động liên tục trong suốt mùa đông mà chỉ hoạt động thành từng đợt. Đan xen các đợt gió mùa Đông Bắc là sự hoạt động mạnh lên của Tín phong bán cầu Bắc.- Gió mùa Đông Bắc hoạt động thất thường.

6. Hoạt động của gió mùa Đông Bắc và tác động đến khí hậu các khu vực:- Ở Bắc Bộ:+ Gây ra một mùa đông lạnh cho Bắc Bộ, kéo dài 2-3 tháng, nhiệt độ hạ thấp dưới 200C, nhiều nơi xuống dưới 15 độ C; miền núi cao xuất hiện sương muối, sương giá, băng tuyết,….+ Gây ra một mùa đông có thời tiết không thuần nhất do gió mùa Đông Bắc có tính chất thay đổi trong mùa đông:• Nửa đầu mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau), gió mùa Đông Bắc thổi qua lãnh thổ Trung Quốc mang lại cho miền Bắc thời tiết lạnh và khô, trời quang mây.• Nửa cuối mùa đông (từ tháng 2 đến tháng 4), gió mùa Đông Bắc thổi lệch ra biển Nhật Bản, biển Hoa Đông,… trước khi vào nước ta (do áp cao Xi-bia suy yếu, hạ áp A-lê-ut trên Thái Bình Dương mạnh lên hút gió), (@Địa lí thầy Tùng) được tăng cường thêm nhiệt và ẩm, nó trở nên ẩm hơn và ấm hơn, nên khi đến nước ta nó gây ra kiểu thời tiết lạnh, ẩm, trời âm u, có mưa phùn ở miền Bắc.+ Trong mùa đông xuất hiện những ngày thời tiết nắng nóng, hanh khô; do gió mùa Đông Bắc hoạt động thành từng đợt, không liên tục, thất thường và xen kẽ với Tín phong bán cầu Bắc.-  Ở Trung Bộ:+ Càng di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc càng bị biến tính, suy yếu dần và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã nên Bắc Trung Bộ có mùa đông bớt lạnh, đến Huế chỉ còn se lạnh, Nam Trung Bộ không có mùa đông lạnh.+ Gió đông bắc (trong đó gồm gió mùa Đông Bắc) di chuyển qua biển, tương tác với địa hình dãy Trường Sơn vuông góc với hướng gió, gây ra mưa lớn cho sườn đón gió là Trung Bộ. @Địa lí thầy Tùng. Vì vậy, Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.- Ở Nam Bộ: Gió mùa Đông Bắc hầu như không tác động đến Nam Bộ nên khu vực này không có mùa đông lạnh, thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa, có mùa khô sâu sắc; do tác động chiếm ưu thế của Tín phong Bắc bán cầu tính chất khô nóng, ổn định.

7. Hoạt động của gió mùa Đông Bắc tác động đến sự phân hóa khí hậu:- Gió mùa Đông Bắc khiến khí hậu (chế độ nhiệt, chế độ mưa) nước ta có sự phân hóa rõ nét, khác nhau giữa các địa phương trong mùa đông.- Gió mùa Đông Bắc làm tăng cường sự phân hóa khí hậu theo chiều bắc - nam (giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam) và theo chiều đông - tây (giữa Đông Bắc và Tây Bắc).______________________Dương Phương.Bài viết thuộc phòng Chuyên môn - Địa lí thầy Tùng. Vui lòng không sao chép khi chưa được sự đồng ý của Địa lí thầy Tùng.

Việt Nam chịu ảnh hưởng của Trung Quốc như thế nào?

Có lẽ Việt Nam chúng ta chưa có một nghiên cứu nghiêm túc nào về sự ảnh hưởng toàn diện của Trung Quốc tới Việt Nam về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, xã hội, công nghệ (chúng ta phải biết chính xác thì mới biết chúng ta cần phải làm gì).

Để tránh cảm tính, tránh nhận định chủ quan, Doublethink Lab, dự án xuyên khu vực đầu tiên đã đo lường và trực quan hóa một cách khách quan về ảnh hưởng ở nước ngoài của Trung Quốc tới các quốc gia trên thế giới, họ gọi là China Index.

China Index đánh giá mỗi quốc gia chịu ảnh hưởng của Trung Quốc dựa trên 9 lĩnh vực sau: kinh tế, chính trị đối nội, chính sách đối ngoại, quân sự, xã hội, công nghệ, thực thi pháp luật, truyền thông và học thuật thông qua dữ liệu so sánh. Mỗi lĩnh vực bao gồm 11 chỉ số do Uỷ ban Chỉ số Trung Quốc đánh giá thông qua những bằng chứng thực tế.

Thật bất ngờ là trong China Index 2022, Việt Nam chỉ đứng thứ 43 trên 82 quốc gia được đánh giá, đứng cuối cùng trong các quốc gia ĐNA, tức chịu ảnh hưởng thấp nhất trong số 7 quốc gia ĐNÁ được đánh giá, đứng dưới cả Đài Loan, Hàn Quốc và 6 quốc gia G7.

Top 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất của Trung Quốc theo thứ tự là: Pakistan, Cambodia, Singapore, Thái Lan, Peru, Nam Phi, Philippines, Kyrgyzstan, Tajikistan và Malaysia.

[1] Các quốc gia Đông Á chịu ảnh hưởng nhiều nhất của Trung Quốc xếp theo thứ tự như sau (trong ngoặc là thứ tự trong bảng 82 quốc gia):

Điểm đáng suy nghĩ là có đến 6 trên 7 nước G7 trừ Nhật Bản đều chịu ảnh hưởng của Trung Quốc lớn hơn Việt Nam, trong đó Mỹ (#21), Đức (#19), Anh (#27), Pháp (#42), Italy (#33), Canada (#37).

[2] Thứ tự chịu ảnh hưởng của Trung Quốc về kinh tế:

Lĩnh vực Kinh tế đo lường đòn bẩy kinh tế của Trung Quốc tác động đến chính sách kinh tế theo những cách có lợi cho Trung Quốc.

[3] Thứ tự chịu ảnh hưởng của Trung Quốc về quân sự:

Lĩnh vực quân sự đánh giá mối quan hệ quân sự song phương giữa Trung Quốc và quốc gia được đánh giá.

[4] Thứ tự chịu ảnh hưởng của Trung Quốc về chính trị nội địa:

Lĩnh vực Chính trị nội địa đánh giá các nỗ lực của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng đến chính trị ở quốc gia được đánh giá.

[5] Thứ tự chịu ảnh hưởng của Trung Quốc về chính sách đối ngoại:

Lĩnh vực Chính sách đối ngoại đánh giá các nỗ lực của Trung Quốc nhằm đạt được các mục tiêu ngoại giao bằng cách gây ảnh hưởng đến các chủ thể chính ở quốc gia đánh giá.

[6] Thứ tự chịu ảnh hưởng của Trung Quốc về xã hội:

Lĩnh vực Xã hội đo lường mức độ và hiệu quả của các nỗ lực của Trung Quốc nhằm nâng cao quyền lực mềm của mình ở quốc gia đánh giá.

[7] Thứ tự chịu ảnh hưởng của Trung Quốc về công nghệ:

Lĩnh vực Công nghệ đánh giá ảnh hưởng của Trung Quốc đối với lĩnh vực công nghệ ở quốc gia được đánh giá.

[8] Thứ tự chịu ảnh hưởng của Trung Quốc về thực thi pháp luật:

Lĩnh vực Thực thi Pháp luật đo lường sự hợp tác thực thi pháp luật giữa Trung Quốc và quốc gia được đánh giá.

[9] Thứ tự chịu ảnh hưởng của Trung Quốc về truyền thông:

Lĩnh vực Truyền thông đánh giá cách thức Trung Quốc tác động đến cuộc tranh luận công khai và đưa tin trên phương tiện truyền thông về Trung Quốc ở quốc gia được đánh giá.

Có vẻ người Việt chúng ta cần phải học hỏi nhiều về tư duy, trước khi có đối sách gì với Trung Quốc, người ta nghiên cứu rất kỹ về sự ảnh hưởng của Trung Quốc đến các quốc gia trên thế giới, đến chính quốc gia mình, còn người Việt mình thì chẳng nghiên cứu gì đã hô hào “thoát Trung”, hơn nữa chỉ hô thế thôi chứ cũng không biết phải thoát bằng cách nào.