Luật sư phải đáp ứng các điều quy định về trình độ năng lực, phẩm chất, năng lực dân sự, đạo đức nghề nghiệp…Ngoài ra, người muốn trở thành luật sư phải là những người có bằng cử nhân luật và đáp ứng các điều kiện về năng lực, sức khỏe theo quy định của pháp luật.
Điều lệ của công ty luật hợp danh
Trong tất cả các văn kiện cấu thành công ty thì bản điều lệ đóng vai trò rất quan trọng. Điều lệ công ty được hình thành trên nền tảng của sự đồng thuận, cam kết của các luật sư và được coi là một trong những cốt lõi làm nên sự thành công của công ty.
Thực tế, do hệ thống pháp luật chưa thực sự minh bạch, rõ ràng nên các vấn đề về điều hành, tổ chức, nghĩa vụ và quyền của thành viên…vô cùng cần thiết trong điều lệ công ty. Xét về mặt nguyên tắc, điều lệ công ty không được trái với quy định của pháp luật ban hành.
Điều lệ công ty luật hợp danh sẽ quy định rõ việc quản lý công ty, quy chế tổ chức và thể hiện sự đồng thuận của luật sư là thành viên hợp danh. Do đó, điều lệ trong công ty có tính chất bắt buộc thi hành đối với tất cả các thành viên của công ty.
Điều lệ không chỉ điều chỉnh mối quan hệ nội bộ giữa các thành viên với nhau mà còn điều chỉnh mối quan hệ đối ngoại của công ty với những người có liên quan. Một bản điều lệ công ty tốt sẽ là nhân tố khẳng định trình độ quản lý và khả năng phát triển của công ty.
Cơ chế phân chia quyền lực trong công ty
Cơ cấu tổ chức, điều hành và cơ chế quản lý của công ty luật hợp danh dựa trên nền tảng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài ra, cơ cấu tổ chức công ty luật không có sự phân chia quyền lực rõ ràng giữa các thành viên với nhau.
Sự phân chia quyền lực trong công ty không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn mà còn được xây dựng dựa trên cơ sở tư cách pháp lý của các thành viên. Đây là một điểm khác biệt nổi bật về sự phân chia quyền lực của công ty luật hợp danh so với các loại hình công ty khác.
Quyền đại diện của công ty luật thuộc về tất cả các thành viên hợp danh (gọi là luật sư). Thông thường, các thành viên hợp danh sẽ thống nhất và lựa chọn người đại diện phù hợp với công ty trong tất cả các thành viên hợp danh của công ty.
Công ty sẽ thiết lập quyền bình đẳng giữa các thành viên với nhau mà không phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu vốn trong công ty. Cơ sở để minh chứng cho người đại diện công ty được ghi nhận tại hợp đồng thành lập, điều lệ công ty hay trong Giấy đăng ký hoạt động kinh doanh.
Cơ chế hoạt động của công ty được điều chỉnh bằng các thiết chế pháp luật chung đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, cơ chế còn được điều chỉnh bởi các thiết chế pháp luật chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực ngành nghề, tập quán và đạo đức nghề nghiệp của luật sư.
Cơ chế quản lý này không chỉ tạo nên sự khác biệt trong việc phân chia quyền lực của công ty so với các loại hình kinh doanh khác mà còn góp phần thể hiện tính chuyên nghiệp, bền vững trong quản trị công ty luật hiện nay.
Cơ cấu, trình độ, đạo đức nghề nghiệp của luật sư
Cơ cấu thành viên công ty luật hợp danh được phân loại theo những tiêu chí khác nhau như nguồn vốn đầu tư, mức độ, tỷ lệ chiếm giữ vốn góp và tư cách pháp lý của công ty. Mỗi loại thành viên có một địa vị pháp lý khác nhau trong quá trình thành lập, tồn tại và phát triển của công ty.
Năng lực và trình độ của luật sư góp phần rất lớn trong việc điều hành công ty. Luật sư khi hành nghề không chỉ là những nhà đầu tư thuần túy, mà họ còn là những luật sư cung cấp các sản phẩm dịch vụ pháp lý cao mang tính chuyên nghiệp hóa cho khách hàng.
Các luật sư của công ty hợp danh không chỉ đòi hỏi về năng lực, trình độ mà còn cần sự trung thành, cẩn trọng đối với cộng đồng vì công lý và mang tính nhân văn cao cả.
Xem thêm: Đặc điểm của công ty hợp danh
Về trách nhiệm của thành viên công ty
Công ty hợp danh thông thường được áp dụng chế độ trách nhiệm hữu hạn đối với nghĩa vụ, khoản nợ tài chính của công ty. Tuy nhiên, trong cơ cấu của công ty hợp danh thì thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn, còn thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn.
Công ty luật hợp danh là một công ty hơp danh đặc biệt. Vì vậy, các thành viên của công ty đều là luật sư và phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn trước mọi hoạt động của công ty.
Công ty luật hợp danh có tư cách pháp nhân
Công ty luật hợp danh là tổ chức có tên riêng, có trụ sở giao dịch và có tài sản được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Công ty được đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương – nơi có Đoàn luật sư.
Công ty luật hợp danh do luật sư ở các Đoàn luật sư cùng tham gia thành lập và đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương – nơi có trụ sở của công ty.
Việc đăng ký hoạt động của công ty luật hợp danh khác với việc đăng ký thành lập đối với các công ty thương mại thông thường. Phần lớn, các công ty này phải thực hiện việc đăng ký thành lập tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư cấp tỉnh.
Quyền và nghĩa vụ của luật sư công ty luật hợp danh
Thành viên của công ty luật hợp danh có các quyền như nhận thù lao từ khách hàng, thực hiện dịch vụ pháp lý, thuê luật sư Việt Nam và luật sư nước ngoài hay nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư, hợp tác với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
Ngoài ra, luật sư công ty còn có quyền thành lập chi nhánh và văn phòng giao dịch trong nước, đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài và các quyền khác dựa theo quy định của điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.
Căn cứ theo Điều 40 Luật luật sư 2006 số 65/2006/QH11 đã nêu rõ nghĩa vụ của luật sư trong công ty luật hợp danh cụ thể như sau:
1. Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động.
Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng.
Cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư.
Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí.
Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác.
Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra.
Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nghĩa vụ là một quá trình hành động mà mỗi thành viên bắt buộc phải thực hiện, dù là đạo đức hay hợp pháp. Ngoài các quyền và nghĩa vụ của pháp luật ban hành thì thành viên công ty luật phải thực hiện đúng theo quy định của điều lệ công ty.
Luật sư phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật. Nếu thành viên nào vì mục đích trục lợi cho cá nhân, tổ chức mà cố ý vi phạm sẽ bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc. Trường hợp nhẹ thì sẽ phạt hành chính, nặng thì chịu án hình sự.
Xem thêm: Thành lập công ty trọn gói
Công bố nội dung đăng ký hoạt động của công ty luật hợp danh
Có 4 trường hợp bắt buộc doanh nghiệp phải công bố lên trang điện tử bao gồm sau khi doanh nghiệp thành lập, sau khi nội dung đăng ký bị thay đổi, sau khi doanh nghiệp giải thể và sau khi có thông báo về việc phát hành cổ phiếu phổ thông.
Căn cứ theo Điều 38 Luật luật sư 2006 số 65/2006/QH11 đã nêu rõ việc công bố nội dung đăng ký hoạt động trong công ty luật hợp danh cụ thể như sau:
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động hoặc báo chuyên ngành luật trong ba số liên tiếp về những nội dung chính sau đây:
a) Tên tổ chức hành nghề luật sư;
b) Địa chỉ trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh, văn phòng giao dịch;
d) Họ, tên, địa chỉ, số Chứng chỉ hành nghề luật sư của luật sư là Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật và các thành viên sáng lập khác;
đ) Số Giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải công bố những nội dung thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức quy định tại khoản 1 Điều này.
Hiện nay, công bố nội dung đăng ký công ty là việc công ty thông báo công khai những nội dung đăng ký kinh doanh lên Cổng thông tin quốc gia về việc đăng ký doanh nghiệp. Đây được xem là một trong những thủ tục hành chính để giới thiệu công ty với công chúng.
Việc công bố thông tin giúp công ty có thể lưu giữ các thông tin đăng ký kinh doanh và theo dõi được từng bước thay đổi phát triển của công ty. Ngoài ra, các thông tin của công ty sẽ được lưu giữ điện tử trên Cổng thông tin quốc gia về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Công bố thông tin giúp doanh nghiệp công khai minh bạch thông tin cho các cơ quan có liên quan của tổ chức hoặc cá nhân có yêu cầu. Việc công bố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan đăng ký kinh doanh quản lý, thống kê và biết được hiệu quả đăng ký doanh nghiệp.