Kinh Doanh Quốc Tế

Kinh Doanh Quốc Tế

Sinh viên sẽ được đào sâu tìm hiểu mối liên hệ giữa những hoạt động kinh doanh đa dạng của các tổ chức và các phân khúc doanh nghiệp.

Vì sao Trường Đại học FPT là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn?

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

(Ban hành kèm theo Quyết định số  367/QĐ-ĐHNT-QLKHngày 17/5/2010

của Hiệu trưởngTrường Đại học Ngoại thương)

Tên chương trình:                 Kinh doanh quốc tế

Trình độ đào tạo:                  Đại học

Ngành đào tạo:                     Kinh doanh quốc tế

Chuyên ngành:                     Kinh doanh quốc tế

Loại hình đào tạo:                Chính quy tập trung

Đào tạo cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và ý thức cộng đồng; có sức khỏe tốt. Cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế nắm vững các kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, sử dụng thông thạo tiếng Anh trong công việc.

Cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế được trang bị kiến thức chuyên môn, toàn diện thuộc lĩnh vực kinh doanh doanh quốc tế. Cụ thể, chương trình đào tạo hướng vào hai nhóm kiến thức chính: Thứ nhất, khối kiến thức giúp sinh viên có kiến thức nền tảng, tổng quan về kinh doanh quốc tế: môi trường kinh doanh quốc tế, pháp luật trong kinh doanh quốc tế, quan hệ kinh tế quốc tế, tài chính quốc tế, quản trị dự án đầu tư quốc tế. Thứ hai, khối kiến thức giúp sinh viên tiếp cận và giải quyết các vấn đề cụ thể trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Đối với khối kiến thức này, chương trình đào tạo hướng vào các lĩnh vực chuyên môn sâu của kinh doanh quốc tế như: marketing quốc tế, xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế, logistics và vận tải quốc tế…

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng cần thiết cho hoạt động kinh doanh quốc tế như: kỹ năng nghiên cứu thị trường, phân tích và dự báo, kỹ năng giao giao tiếp, đàm phán, kỹ năng thuyết trình….

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế có thể làm việc tại: các tập đoàn đa và xuyên quốc gia, các công ty truyền thông, các tổ chức nghiên cứu thị trường, các đại diện thương mại của nước ngoài hay các tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, các công ty phân phối, các tổ chức tài chính- ngân hàng, hiệp hội ngành nghề cũng như các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế.

Chương trình được thiết kế để giảng dạy trong 4 năm (gồm 8 học kỳ). Sinh viên có thể kéo dài thời gian đào tạo, tuy nhiên không được vượt quá 6 năm tính từ thời điểm nhập trường.

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 140 tín chỉ

- Các học phần kiến thức đại cương bao gồm cả ngoại ngữ:   48TC

- Các học phần kiến thức cơ sở khối ngành:                               6TC

- Các học phần kiến thức cơ sở ngành:                                       18TC

- Các học phần kiến thức chung của ngành (bắt buộc):            24TC

- Các học phần kiến thức chuyên sâu của ngành :                    26TC

- Kiến thức tự chọn:                                                                          6TC

- Học phần tốt nghiệp:                                                                     9TC

Tổng số                                                                                             140TC

(Chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng.)

+ đã tốt nghiệp phổ thông trung học, đạt loại khá trở lên;

+ đã thi đỗ kỳ thi tuyển sinh vào Đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; và

- Lưu học sinh nước ngoài đã tốt nghiệp trung học phổ thông với kết quả từ loại khá trở lên. Nếu sinh viên nước ngoài có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông tại Việt Nam sẽ được miễn kỳ kiểm tra tiếng Việt đầu vào. Đối với lưu học sinh, trường sẽ thực hiện theo hình thức xét tuyển.

Các đối tượng tuyển sinh phải đảm bảo về sức khỏe theo đúng các tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các tiêu chuẩn khác: áp dụng theo các quy định về tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp

Áp dụng mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5.2.1. Điều kiện xét tốt nghiệp

- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, sinh viên không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình, không còn học phần bị điểm dưới D;

- Được xếp loại đạt ở kỳ thi tốt nghiệp các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh;

- Có các Chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất đối với các ngành đào tạo không chuyên về quân sự và thể dục thể thao;

- Các điều kiện khác: áp dụng  Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 409/QĐ-ĐHNT-QLĐT  ngày 08 tháng 05 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương.

Căn cứ đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ các điều kiện theo quy định.

Thực hiện theo thang điểm theo quy định của Nhà trường:

7. Nội dung chương trình đào tạo

7.1. Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 140 tín chỉ, trong đó:

7.1.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương:  48 tín chỉ, chiếm  34.28%

7.1.2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:    92 tín chỉ, chiếm  65.72%

- Kiến thức cơ sở khối ngành :               6 tín chỉ

- Khối kiến thức cơ sở ngành :               18 tín chỉ

- Khối kiến thức chung của ngành:        24 tín chỉ

- Kiến thức chuyên sâu của ngành :       26 tín chỉ

- Kiến thức tự chọn:                               6 tín chỉ

- Thực tập:                                              3 tín chỉ

- Khóa luận tốt nghiệp (thực tập cuối khóa và thi tốt nghiệp) : 9 tín chỉ

7.2. Khung chương trình đào tạo

Tự học, tự nghiên cứu (có hướng dẫn)

Khối kiến thức giáo dục đại cương

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin I

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin II

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học

Ngoại ngữ 1 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG)

Ngoại ngữ 2 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG)

Ngoại ngữ 3 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG)

Ngoại ngữ 4 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG)

Ngoại ngữ 5 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG)

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Quản trị dự án đầu tư quốc tế

Thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam

Ngoại ngữ 6 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG)

Ngoại ngữ 7 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG)

Các lý thuyết và mô hình truyền thông quốc tế

Khóa luận tốt nghiệp (hoặc thi tốt nghiệp)