Mất Sổ Tiết Kiệm Có Làm Lại Được Không

Mất Sổ Tiết Kiệm Có Làm Lại Được Không

Khi cần rút tiền gửi mà lại phát hiện mất sổ tiết kiệm thì theo quy định của ngân hàng, khách vẫn có thể rút tiền ngay sau khi làm lại sổ mới hoặc trong trường hợp không kịp làm sổ tiết kiệm mới, các cá nhân, tổ chức có thể xác thực thông tin theo quy định của tổ chức tài chính, ngân hàng mà họ gửi tiền tiết kiệm.

Mất sổ tiết kiệm, ngân hàng có cấp lại không?

Theo Điều 16 Thông tư số 48/2018/TT-NHNN, khi bị mất sổ tiết kiệm, người gửi phải đến và thông báo trực tiếp tại quầy giao dịch của ngân hàng về việc mất sổ tiết kiệm và sau đó sẽ được nhân viên ngân hàng hướng dẫn các thủ tục tiếp theo.

Theo đó, khi mất sổ tiết kiệm, bên cạnh việc rút hết số tiền trong sổ ra thì người gửi còn có thể yêu cầu ngân hàng cấp lại sổ tiết kiệm khác bởi thông thường, sổ tiết kiệm sẽ được gửi cố định trong một thời hạn nhất định,

Khi bị mất sổ tiết kiệm, nếu người gửi muốn rút tiền ra trước thì đồng nghĩa đây là trường hợp rút tiền ra khỏi sổ tiết kiệm trước thời hạn. Khi đó, người gửi sẽ không được hưởng mức lãi suất trong sổ tiết kiệm mà sẽ hưởng lãi suất không kì hạn - lãi suất này sẽ là lãi suất rất thấp.

Cũng tương tự như khi rút tiền ra trước hạn, người gửi tiền phải thực hiện theo các bước thông thường sau đây:

Bước 1: Thông báo mất sổ tiết kiệm và yêu cầu làm lại sổ mới.

Bước 2: Xuất trình các loại giấy tờ như khi lập sổ tiết kiệm gồm giấy tờ tuỳ thân, giấy tờ về sổ tiết kiệm (nếu còn).

Bước 3: Điền thông tin vào tờ đơn thông báo mất sổ tiết kiệm.

Bước 4: Nhân viên ngân hàng sẽ đối chiếu các thông tin cần thiết từ giấy tờ người gửi xuất trình với thông tin trong tờ đơn thông báo mất sổ và thông tin đã lưu trên hệ thống của ngân hàng.

Bước 5: Trong thời hạn nhất định, thông thường là 30 ngày, ngân hàng sẽ cấp lại sổ tiết kiệm mới cho người dân.

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Làm sao để rút tiền khi bị mất sổ tiết kiệm. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Rút tiền khi bị mất sổ tiết kiệm như thế nào?

Một trong những nội dung được ghi trên thẻ tiết kiệm là cách xử lý với trường hợp nhàu nát, rách hoặc mất thẻ tiết kiệm (theo tiết v điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 48 về tiền gửi tiết kiệm).

Đồng thời, Điều 16 Thông tư này cũng nêu rõ:

Tổ chức tín dụng hướng dẫn việc xử lý đối với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm và các trường hợp rủi ro khác đối với tiền gửi tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan, mô hình quản lý, đặc điểm, điều kiện kinh doanh của tổ chức tín dụng và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền.

Theo quy định này, khi người dân bị mất sổ tiết kiệm thì cần phải báo ngay cho ngân hàng để nhận được hướng dẫn chi tiết xử lý. Bởi với mỗi ngân hàng khác nhau, hệ thống xử lý rủi ro, nội quy nội bộ… cũng sẽ khác nhau nên hướng dẫn rút tiền khi bị mất sổ tiết kiệm cũng sẽ khác nhau.

Mặc dù mỗi ngân hàng sẽ có một hướng dẫn cũng như quy định riêng nhưng thông thường, khi bị mất sổ tiết kiệm, người rút sẽ phải thực hiện một số các công việc sau đây:

Bước 2: Kiểm tra, đối chiếu các thông tin của các giấy tờ nêu trên cùng với thông tin đã được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của ngân hàng.

Bước 3: Sau khi kiểm tra đầy đủ thông tin, cán bộ ngân hàng sẽ thực hiện trả gốc và lãi trong sổ tiết kiệm cho người gửi tiền.

Tuy nhiên, ở bước này, có một số ngân hàng có thể sẽ sử dụng thêm các biện pháp nghiệp vụ khác để xác định chính xác chủ sở hữu của sổ tiết kiệm có phải là người đang yêu cầu rút tiền hay không.

Nói tóm lại, việc rút tiền khi bị mất sổ tiết kiệm sẽ phải thực hiện theo hướng dẫn và quy định riêng của từng ngân hàng.