Nhiều nước trên thế giới từng cho phép quân đội tham gia kinh tế, như Trung Quốc, Indonesia, Pakistan, Ecuador, Honduras hay Peru. Trong đó, tạp chí quân sự Jane’s Defence Weekly đánh giá nổi bật nhất và đi tiên phong chính là Trung Quốc.
Tác động môi trường là những ảnh hưởng do hoạt động phát triển du lịch gây ra cho môi trường, bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên cũng như các yếu tố môi trường xã hội - nhân văn.
Theo đó, tác động của du lịch lên các yếu tố sinh thái tự nhiên có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực.
Các tác động tích cực có thể bao gồm:
• Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và Vườn quốc gia.
• Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc.
• Ðề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan.
• Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch.
• Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập với du khách.
Tác động tiêu cực đến môi trường bao gồm:
• Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương.
• Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thủy vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thủy vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản.
• Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Ðây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.
• Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm không khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông.
• Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và lãng phí.
• Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại.
• Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất.
• Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe dọa các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...). Đồng thời, xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền...
Trung Quốc là một trong những quốc gia tiến bộ nhất về phát triển kinh tế và kinh doanh, với hệ thống giáo dục mang đến cho trẻ em nhiều cơ hội phát triển vượt bậc trong tương lai. Hệ thống trường học Trung Quốc thường được coi là nơi ươm mầm cho các chuyên gia tương lai có trình độ học vấn cao.
Chúng ta thường được nghe đồn Gaokao – kỳ thi đại học của Trung Quốc là một trong những kỳ thi khốc liệt nhất thế giới. Ngoài ra, bạn có bao giờ tò mò rằng người bạn láng giềng của chúng ta là một môi trường học đường như thế nào chưa? Hôm nay, hãy cùng Riba tìm hiểu một chút về môi trường học đường ở Trung Quốc nào!
/ Giờ học và lượng thời gian học
Trẻ em đi học năm ngày một tuần. Giờ học phụ thuộc vào cấp lớp và khu vực, nhưng thông thường, trẻ em bắt đầu ngày học lúc 7:30 hoặc 8:00 và kết thúc vào khoảng 17:00. Năm học ở Trung Quốc thường bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 6 hoặc tháng 7.
Ở tuổi bảy hoặc sáu, trẻ em bắt đầu học tiểu học. Nói chung, 60% thời gian giảng dạy được phân bổ dành cho tiếng Trung và Toán. Ngoài ra, trẻ em còn được hướng dẫn về âm nhạc, nghệ thuật, đạo đức và xã hội, và tự nhiên, đồng thời tham gia các lớp học thực hành thực tế.
Hình ảnh của Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, được treo trên tường của các lớp học. Phía trên sân chơi tại các trường học là những tấm biển có nội dung như “Giáo dục thay đổi số phận” và “Trí tuệ dẫn bạn đến vinh quang.” Hai quy tắc hàng đầu của các trường là:
2) “Trân trọng danh dự của tập thể”.
Vì lịch sử Trung Hoa luôn tự hào với kho tàng văn học đồ sộ và rực rỡ nên từ nhỏ, trẻ em Trung Quốc cũng đã tập làm quen với các bài thơ cổ. Học thuộc các bài thơ cổ là một trong những nội dung bắt buộc của học sinh tiểu và trung học Trung Quốc. Riêng khi học tiểu học, các em đã được yêu cầu học thuộc khoảng 80 bài thơ cổ.
Trẻ em thuộc lớp trung học lấp đầy các giờ sau giờ học với bài tập về nhà, bài học âm nhạc và các chương trình bồi dưỡng khác. Các lớp học tiếng Anh và Olympic toán là phổ biến. Phụ huynh chấp nhận chi những khoản tiền lớn cho các lớp học tại các trường máy tính và học viện ngôn ngữ. Trẻ em thường có rất nhiều bài tập về nhà với các môn và được giám sát bởi bố mẹ.
Số điểm hạn chế của các trường đại học gây nhiều áp lực cho sinh viên trong việc vượt qua Gaokao, kỳ thi tuyển sinh giáo dục đại học quốc với tổng thời gian là 9 giờ, mà chỉ có 40% sinh viên trong số đó có thể tiếp tục ước mơ của mình.
Việc vào học tại các trường Top tốt nhất ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Chiết Giang, Nam Kinh,… thì tỷ lệ cạnh tranh còn cao gấp hàng chục lần, đòi hỏi không chỉ có bảng điểm, hoạt động ngoại khóa mà còn cả là hồ sơ sức khỏe,…
Tuy nhiên, trong khi các trường học ở các thành phố lớn dường như cung cấp chất lượng giáo dục tuyệt vời, thì các trường học ở các vùng nông thôn lại không phát triển bằng. Họ thường rất thiếu nhân viên, và cơ hội của sinh viên và môi trường giáo dục hoàn toàn khác với ở các thành phố lớn.
Một cái nhìn sâu sắc về hệ thống giáo dục ở Trung Quốc chính là Kỳ thi Quốc gia khét tiếng. Áp lực quá cao, nhiều sinh viên kiệt sức và những câu chuyện trầm cảm, tự tử không phải là chưa từng xảy ra.
Kỳ thi tuyển sinh đại học giống như một ngọn núi lớn trong lòng mỗi học sinh cấp hai khiến họ không dám thả lỏng một chút nào. Kỳ thi vào đại học giống như một chiến trường, và được coi là cơ hội duy nhất để những học sinh nghèo thay đổi vận mệnh và tương lai của mình của mình. Và để chuẩn bị cho cuộc thi ấy, là cả một quãng thời gian dài từ khi họ còn là những đứa trẻ:
“Đừng để con cái thua ngay từ vạch xuất phát” – Điều này đã trở thành sự đồng thuận trong quan điểm của nhiều bậc cha mẹ. Để con mình không bị tụt hậu và để con phát triển tốt hơn, nhiều bậc phụ huynh đã đăng ký cho con tham gia các lớp đào tạo, các trường luyện thi khác nhau. Các bậc cha mẹ đều yêu cầu con cái phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,.. Vào cuối tuần, có nhiều lớp học tiếng Anh, lớp học kỹ năng, máy tính, lớp học piano, lớp học khiêu vũ, v.v.
Đây là trên đường đi học về, và các em học sinh đeo trên vai chiếc cặp về nhà. Có thể thấy chiếc cặp không hề nhẹ. Đây cũng không phải là hiện tượng cá biệt, học sinh tiểu học mang những chiếc cặp nặng là chuyện rất bình thường. Bởi vì chúng thật sự có nhiều môn học và nhiều bài tập về nhà.
Và nếu bạn bị ốm, bạn không thể nghỉ học. Nhiều đứa trẻ dù ốm phải nằm viện vẫn đang làm bài để không bị bỏ lại so với các bạn.
Những năm gần đây, đã có rất nhiều ý kiến báo động tình trạng áp lực học đường ở Trung Quốc cùng với những lời kêu gọi để trẻ em được sống với đúng lứa tuổi và niềm vui của mình.
Song không thể phủ nhận rằng dưới áp lực và sự rèn giũa, cùng với sự kiên trì rèn luyện, rất nhiều thế hệ tinh anh Trung Quốc đã được nuôi dưỡng và phát triển, đóng góp cho đất nước và cả thế giới.
Xem thêm: Một ngày đi học của du học sinh quốc tế tại Trung Quốc