Tối 13/7 trận chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 (DIFF 2024) sẽ diễn ra. Sau đó một ngày, giải chạy VnExpress Marathon Danang Midnight 2024 với 10.000 người tham gia đã khiến cho các khách sạn tại Đà Nẵng hết sạch phòng vào dịp cuối tuần.
Bí quyết xem bắn pháo hoa thuận tiện ở Hà Nội
Nhân dịp sự kiện 10/10, Hà Nội tổ chức 5 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại hồ Hoàn Kiếm, công viên Thống Nhất, vườn hoa Lạc Long Quân, sân vận động Mỹ Đình và hồ Văn Quán (quận Hà Đông). Ngoài ra, 25 điểm pháo hoa tầm thấp sẽ tương ứng với các quận, huyện, thị xã phụ thuộc vào mỗi đơn vị. Thời gian bắt đầu lúc 21h và kéo dài 15 phút.
Như nhiều dịp bắn pháo hoa khác trong năm, hầu hết người Hà Nội và số đông du khách đều đổ về các địa điểm chính, chủ yếu là những nơi bắn tầm cao để tận mắt chiêm ngưỡng và cùng nhau chia sẻ không khí ăn mừng sự kiện. Tuy vậy, với số lượng người tham gia đông đảo, khả năng xảy ra rủi ro liên quan tới sức khỏe là điều dễ dàng xuất hiện. Để bảo đảm một buổi tối xem pháo hoa thoải mái, an toàn cho bản thân và gia đình, bạn có thể tham khảo những gợi ý dưới đây.
Hồ Hoàn Kiếm sẽ có hai điểm bắn pháo hoa trong ngày 10/10. Ảnh: Xuân Hoa
Nơi xem thuận lợi nhất với một số điểm bắn pháo hoa
Ngoài trời: Xung quanh ngã tư Hàng Bài – Hàng Khay – Tràng Tiền – Đinh Tiên Hoàng, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (ngã tư Hàm Cá Mập), Nhà hát lớn, những khu vực lân cận hồ Gươm.
Trong nhà: Các nhà hàng, quán cà phê trên Hàm Cá Mập, quán bar ở tầng thượng một số tòa nhà cao tầng như khách sạn Melia hay tháp Hà Nội.
Ngoài trời: Những khu vực ít bị tán cây che và gần hồ nước trong công viên Thống Nhất, vỉa hè phố Đại Cồ Việt, Trần Nhân Tông (đoạn gần rạp xiếc Trung Ương).
Trong nhà: Một số khách sạn ngay sát công viên. Tuy vậy, xung quanh khu vực này hầu như không nhiều nhà hàng, quán bar trên nóc tòa cao ốc.
Ngoài trời: Tất cả những địa điểm ven hồ Tây (gồm các phố Xuân Diệu, Thanh Niên, đường Ven hồ, Lạc Long Quân), phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc, vườn hoa Lý Tự Trọng.
Trong nhà: Đài quan sát tại tòa nhà Lotte, tầng thượng các quán cà phê ven hồ Trúc Bạch, quán bar trên tầng thượng các khách sạn 5 sao xung quanh hồ Tây.
Ngoài trời: Vỉa hè phố Lê Đức Thọ và quảng trường trước sân vận động.
Trong nhà: Đài quan sát tại tòa nhà Keang Nam.
Ngoài trời: Các vườn hoa công cộng xung quanh hồ.
Phương tiện đi lại: Do nhu cầu xem pháo hoa, khu vực xung quanh các điểm bắn thường cấm phương tiện giao thông hoạt động. Rất nhiều bãi gửi xe được lập ra để phục vụ người dân và du khách. Giá cả tùy từng chủ bãi quy định, chẳng hạn có nơi ở hồ Gươm lên tới 50.000 đồng cho một xe máy.
Đặt bàn trước: Nếu định ngồi trong các quán cà phê hay nhà hàng, bạn phải đặt trước với giá 150.000 - 250.000 đồng một người hoặc còn có thể cao hơn (tùy theo mức độ sang trọng, cao cấp ở mỗi nơi). Mức giá này có thể đã hoặc chưa bao gồm đồ uống.
Dòng người đổ về hồ Gươm xem bắn pháo hoa trong một sự kiện diễn ra vào năm 2013. Ảnh: Anh Tuấn
Bảo vệ mắt khi xem pháo hoa: Nơi an toàn nhất là đứng cách tâm điểm bắn khoảng 200 - 500 m. Từ khoảng cách này, bạn vẫn có thể nhìn rõ từng bông pháo nở bung trên bầu trời. Một số loại pháo hoa còn để lại tro tàn khi cháy xong, nếu giữ tư thế ngửa cổ xem theo phương thẳng đứng, khả năng bị bụi pháo rơi vào mắt tương đối cao, gây hậu quả nghiêm trọng. Một cách khác để bảo vệ "cửa sổ tâm hồn" trong lúc xem pháo hoa là đeo kính không số.
Hạn chế hít thở sâu: Giữa bối cảnh đông người tham gia, không khí oi bức và thiếu oxy có thể khiến bạn chóng mặt, nhức đầu và tệ hơn là cảm giác buồn nôn. Cộng thêm việc mùi thuốc pháo tỏa ra từ các đợt bắn, những chất hóa học không tốt cho sức khỏe lẫn trong không khí nhiều khi là nguyên nhân gây ra một số bệnh không mong muốn. Để phòng tránh trường hợp này, bạn nên hạn chế hít thở sâu giữa đám đông và nhất là suốt 15 phút bắn pháo hoa.
Ăn mặc phù hợp: Sẽ rất bất hợp lý nếu bạn trông như một chú gấu mùa đông hay người mẫu áo tắm giữa biển người đang nhích từng bước tìm chỗ đẹp đứng xem. Ăn mặc quá ấm áp dễ khiến cơ thể mỏi mệt, ra nhiều mồ hôi và nhanh đuối sức. Trong khi đó, trang phục quá gợi cảm hoặc hở nhiều da sẽ đưa bạn thành tâm điểm cho nhiều người, chưa kể còn dễ thành nạn nhân của hành động khiếm nhã hay trộm cắp.
Đi giày đế thấp: Ở những nơi đông người, khả năng bạn bị chen lấn, xô đẩy và giẫm chân là khá cao. Trường hợp xấu nhất, bạn còn có thể bị trẹo chân, mất dép hoặc đứt quai xăng đan trong khi chen lấn. Để phòng tránh, bạn nên đi giày thay vì dùng những loại mỏng manh như dép tông, guốc.
Mang ít phụ kiện: Những thứ dễ bị lấy trộm nhất trong khu vực đông người là ví tiền, điện thoại, trang sức. Do vậy, bạn chỉ nên mang theo người những gì thật sự cần thiết. Cất ví ở nhà và giắt một ít tiền trong túi quần cũng là mẹo để hạn chế tình trạng bị cướp giật.
Đến xem từ sớm: Sát giờ bắn pháo hoa, đa phần mọi ngả đường xung quanh khu vực đều tắc nghẽn và sẽ rất khó khăn để tìm một vị trí đẹp, thoải mái. Cách tốt nhất là bạn nên đến từ sớm để chọn chỗ.