Giấy phép môi trường là loại giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cơ sở công nghiệp nhằm xác định các chỉ tiêu môi trường do nhà nước đặt ra. Giấy phép môi trường còn là công cụ cho phép cơ quan nhà nước kiểm soát, điều chỉnh tải lượng chất thải phát sinh nhằm kiểm soát tốt ô nhiễm, duy trì, bảo vệ mục tiêu chất lượng môi trường. Chính vì vậy, các ngành nghề phải có giấy phép môi trường bắt buộc, phù hợp với tiêu chí của nhà nước.
Các ngành nghề nào có thể gây ô nhiễm môi trường?
Các ngành công nghiệp như luyện kim, chế biến hóa chất, sản xuất giấy, và chế biến thực phẩm thường có tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường.
Có những biện pháp nào để đảm bảo các ngành nghề tuân thủ các quy định môi trường?
Các biện pháp bao gồm kiểm tra, thanh tra định kỳ của cơ quan chức năng, áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt và áp dụng biện pháp phòng ngừa ô nhiễm.
Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Những ngành nghề nào phải có giấy phép môi trường?. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ biến công nghệ thành yếu tố then chốt có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực và ngành nghề. Các nghề nghiệp thuộc nhóm ngành môi trường cũng không nằm ngoài quy luật. Trong vài thập kỷ tới, cùng với sự biến mất của một số ngành nghề truyền thống, sẽ có những nghề nghiệp mới lên ngôi và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của nhân loại, điển hình như những nghề nghiệp dưới đây.
1. Chuyên viên phục hồi hệ sinh thái
Chuyên viên phục hồi hệ sinh thái còn được biết đến như các “nhà tái tạo sinh thái”. Phần lớn họ làm việc cho chính phủ hoặc các tổ chức nhà nước với các công việc xoay quanh nhiệm vụ phục hồi những thiệt hại và tổn thất liên quan đến môi trường, đồng thời nỗ lực khôi phục môi trường tự nhiên về trạng thái khỏe mạnh.
Quá trình công nghiệp hóa, bên cạnh việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, cũng gây ra nhiều thiệt hại đáng kể cho môi trường sống từ tác động của các loại thuốc trừ sâu, ô nhiễm nhựa,… Công việc của các chuyên viên phục hồi hệ sinh thái là khôi phục môi trường sống lành mạnh cho hệ động thực vật, cải tạo môi trường sống ở các khu vực hoang dã, giúp tái cân bằng hệ sinh thái thông qua các hoạt động can thiệp trực tiếp. Đối với một số loài động thực vật đã tuyệt chủng, các chuyên viên phục hồi hệ sinh thái có thể cộng tác với các nhà di truyền học để hồi sinh chúng thông qua việc nhân bản hoặc chỉnh sửa bộ gen, với mục đích khôi phục tính đa dạng của di truyền học.
Để trở thành một chuyên viên phục hồi hệ sinh thái, bạn cần cập nhật thường xuyên các tiến bộ về khoa học sinh thái, kỹ năng nghiên cứu và tìm hiểu cách môi trường tự nhiên tồn tại trước khi bị biến đổi, nắm bắt tốt cả các kiến thức lý thuyết lẫn thực tiễn về sự tương tác giữa sinh vật và môi trường bao gồm khí hậu, địa chất, cây cỏ và các loài động vật.
2. Chuyên gia cải tạo và tái chế chất thải
Ai cũng biết tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn và nhiệm vụ của các chuyên gia cải tạo & tái chế chất thải chính là việc chuyển đổi các loại chất thải thành những loại vật liệu chất lượng cao nhằm góp phần tạo ra các sản phẩm có ích. Sự khan hiếm nguyên liệu và chi phí khai thác tài nguyên luôn ở mức cao khiến công việc cải tạo và tái chế chất thải ngày càng được xem trọng và có chỗ đứng rất cao trong thị trường nhân lực.
Các chuyên gia cải tạo và tái chế chất thải sẽ tập trung vào nhiệm vụ chính là tối ưu hóa tuổi thọ của mọi sản phẩm bằng cách áp dụng các kỹ thuật tái chế vốn ngày càng trở nên thông minh hơn trong tương lai. Mục đích cuối cùng là giảm thiểu tối đa chất thải để đạt được kết quả nói không với mọi loại chất thải bằng cách tái chế và cải tạo 100% các loại chất thải đồng thời góp phần vào việc cung cấp năng lượng – yêu cầu bắt buộc trong tương lai đối với tất cả mọi ngành nghề trong nền kinh tế toàn cầu.
Các chuyên gia cải tạo và tái chế chất thải cần có sự am hiểu sâu sắc về các loại vật liệu, thực hành sản xuất và các quy trình tái chế bên cạnh những kỹ năng “truyền thống” như kỹ năng giải quyết vấn đề, tương tác và khả năng nắm bắt kịp thời những tiến bộ của công nghệ.
3. Chuyên viên quản lý nguồn nước
Chuyên viên quản lý nguồn nước là những người đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho nguồn nước. Họ bảo vệ và phân phối cũng như đưa ra các biện pháp để cam kết rằng nguồn nước được tái chế, đảm bảo an toàn và được phân phối phù hợp. Cùng với sự hỗ trợ của các công nghệ mới, họ thực hiện việc giám sát lưu lượng nước, chất lượng nước, và luôn đảm bảo nguồn nước được phân phối công bằng đến mọi khu vực.
Trong tương lai, các thành phố thông minh sẽ ngày một phát triển đòi hỏi chất lượng nước rất cao cũng như cách thức giám sát và phân phối tiên tiến. Bên cạnh đó, việc bảo tồn và gìn giữ nguồn nước cho nông nghiệp, bảo tồn hệ sinh thái hay phát triển các ngành công nghiệp nặng cũng cần đến vai trò của các chuyên viên quản lý nguồn nước.
Chuyên viên quản lý nguồn nước cũng là những người đưa ra các chiến lược cụ thể xoay quanh việc khai phá các nguồn nước mới, tái chế nước nhằm đảm bảo đủ nguồn cung cấp nước sạch. Họ cần có chuyên môn về thủy văn, am hiểu về hệ sinh thái. Trong quá trình làm việc, họ sẽ cộng tác thường xuyên với các chuyên viên phát triển đô thị và các chuyên gia về thiết kế, quy hoạch để đảm bảo các giải pháp về công nghệ cho việc phân phối và sử dụng nguồn nước một cách hiệu quả.
Kỹ sư kiểm soát thời tiết là những người giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ khí hậu của trái đất cũng như hỗ trợ sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái khác nhau. Do vậy, họ thường làm việc cho các tổ chức chính phủ. Kỹ sư kiểm soát thời tiết sử dụng công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon để làm mát hành tinh, cũng như triển khai các bộ lọc hóa học trong bầu khí quyển để làm chệch hướng ánh sáng mặt trời. Họ cũng có thể tạo mưa bằng cách gieo các hạt mây nhờ vào sử dụng công nghệ máy bay không người lái, kiểm soát sét với laser và hút năng lượng từ các cơn bão và lốc xoáy để tái sử dụng cho các mục đích khác.
Việc kiểm soát thời tiết cần tuân theo rất nhiều quy định chặt chẽ mang tầm quốc tế, bởi lẽ những thao tác sai lệch liên quan đến vấn đề khí hậu có thể dẫn tới nhiều hậu quả tai hại và thậm chí những tai nạn thảm khốc. Thông thường, trước khi áp dụng các phương án can thiệp thực tế, kỹ sư kiểm soát thời tiết sẽ phải chạy các chương trình mô phỏng chuyên sâu trên máy tính để dự đoán mọi kết quả diễn ra nhằm cân nhắc và quyết định.
Kỹ sư kiểm soát thời tiết phải bắt kịp những tiến bộ công nghệ và không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn về khoa học khí hậu và khí tượng học. Để trở thành kỹ sư kiểm soát thời tiết với “năng lực” sử dụng dữ liệu lớn và các công cụ thuật toán để mô phỏng và mô hình hóa điều kiện thời tiết, họ bắt buộc phải hiểu biết về kỹ thuật số và tuân thủ các quy tắc đạo đức một cách nghiêm túc.
Đối tượng được miễn giấy phép môi trường
Danh mục dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được miễn giấy phép môi trường;
-Không phát sinh khí thải phải xử lý
-Không phát sinh nước thải hoặc có phát sinh như thầy nhưng đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường.
-Không phát sinh chất thải nguy hại trong quá trình hoạt động.
Khi thảo luận về quy trình kinh doanh và tuân thủ quy định pháp luật, việc có được giấy phép môi trường là một phần quan trọng. Có nhiều ngành nghề đặc biệt yêu cầu các doanh nghiệp phải có giấy phép môi trường để đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh của họ không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh. Hãy cùng ACC Đồng Nai tìm hiểu Những ngành nghề nào phải có giấy phép môi trường? thông qua bài viết dưới đây.