Hiện nay, kinh doanh cơ sở lưu trú khác thì bao gồm hoạt động nào? Thành lập hộ kinh doanh cho thuê trọ thì đăng ký mã ngành 5590 có được hay không?
CÁC KHOẢN PHỤ PHÍ KHI ĐI DU HỌC BAO GỒM NHỮNG GÌ?
Chi phí sinh hoạt hàng tháng Ví dụ như sim điện thoại, dịch vụ đăng ký TV, wifi, tiền bảo hiểm, hóa đơn điện nước,... Trong số các chi phí trên, chẳng hạn như tiền bảo hiểm, là bắt buộc phải chi trả. Vì vậy, trước khi chấp nhận mua gói bảo hiểm nào thì bạn phải nghiên cứu thật kỹ và lựa chọn nhà cung cấp có lợi nhất, cũng như tìm hiểu những tiện ích mà họ có để không mất tiền oan. Các chi phí khác phụ thuộc vào quốc gia và trường mà bạn đã chọn. Ví dụ: một sinh viên mới nhập học ở Vương quốc Anh sẽ không phải lo lắng về các chi phí Wifi và hóa đơn điện nước trong năm đầu tiên nếu chọn ở trong khuôn viên trường. Bạn hãy xem xét liệu các dịch vụ bạn quan tâm có phiên bản miễn phí hay không, vì số tiền bỏ ra hằng tháng chỉ để giảm bớt quảng cáo mà thôi (như dịch vụ nghe nhạc, xem phim,...) Ngoài ra, bạn có thể dùng chung 1 tài khoản với bạn bè hoặc người thân để giảm bớt chi phí sử dụng cũng là ý kiến không tồi.
Chi phí đi lại Những chi phí cần xem xét bao gồm: Đi và về từ khuôn viên trường, đi du lịch những nơi gần chỗ ở, đi về nhà,... Để giảm chi phí đi lại đến trường, bạn hãy đăng ký ở trong ký túc xá hoặc đăng ký nhà trọ gần trường. Nhiều trường đại học, cao đẳng cung cấp chỗ ở trong và xung quanh khuôn viên của họ nên bạn không cần quá lo lắng nhé. Thời gian du học thường ít nhất 1 năm, bạn có thể sẽ muốn tận dụng thời gian đi du lịch khá nhiều, từ những chuyến đi chơi hàng ngày cho đến những chuyến đi lớn hơn. Điều này rất thú vị, vì bạn có thể nhìn thấy nhiều thứ hay ho ở quốc gia đó hơn là chỉ quanh quẩn tại thị trấn hoặc thành phố bạn sống. Muốn tiết kiệm chi phí du lịch, bạn hãy lựa chọn đi bằng phương tiện công cộng hoặc săn vé giá rẻ vào những khung giờ đặc biệt để không sợ bị “thủng túi” sau khi đi chơi về. Còn việc về nhà trong thời gian học thì sao? Mặc dù bạn không thể dự đoán được khi nào mình muốn về nhà, nhưng việc đặt vé máy bay sớm có thể giúp bạn tiết kiệm được khoản chi phí khổng lồ mà bạn có thể phải đối mặt nếu đặt vé vào phút cuối.
Chi phí bổ sung trong quá trình học Những chi phí bổ sung thường bao gồm: các chuyến đi thực địa, chi phí trở thành thành viên câu lạc bộ, chi phí in ấn tài liệu, chi phí cho các vật dùng cần thiết khi đang học,... Tùy thuộc vào chương trình học và ngành học của bạn, các chi phí bổ sung được đề cập cụ thể hơn trong quá trình học. Trong mỗi trường hợp, việc chuẩn bị tâm lý cho khả năng phát sinh và số tiền bạn cần trang trải, sẽ giúp bạn lên kế hoạch ngân sách chủ động hơn. Du học rất đắt đỏ, cho dù bạn đi quốc gia nào và đã tính toán tất cả mọi thứ thì sẽ luôn có những điều bất ngờ chờ đợi phía trước. Vì vậy, bằng việc xem xét các phụ phí ở trên, bạn có thể chuẩn bị hành trang du học của mình một cách trọn vẹn hơn. (Nguồn: hotcoursesabroad)
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ: CÔNG TY DU HỌC Á - ÂU® Add: 52 Trần Huy Liệu, P.11, Q.Phú Nhuận, HCM Hotline/Zalo: 1800 68 68 33 | 0903 80 33 73
Cơ sở cho thuê trọ không đăng ký kinh doanh sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh như sau:
(i) Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh.
- Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh.
- Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
- Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
(ii) Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hoặc hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
- Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
Như vậy, cơ sở cho thuê trọ không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Cơ sở lưu trú du lịch gồm những loại nào?
Từ ngày 01/01/2018, Luật Du lịch 2017 chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
Các loại cơ sở lưu trú du lịch được quy định tại Điều 48 Luật Du lịch 2017. Cụ thể bao gồm:
6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác.
Trong đó: Khách sạn (hotel) là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ mười buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ, bao gồm khách sạn thành phố (city hotel), khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort), khách sạn nổi (floating hotel), khách sạn bên đường (motel).
Làng du lịch (tourist village) là cơ sở lưu trú du lịch gồm tập hợp các biệt thự hoặc một số loại cơ sở lưu trú khác như căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) và bãi cắm trại, được xây dựng ở nơi có tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống dịch vụ gồm các nhà hàng, quầy bar, cửa hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể thao và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch.
Biệt thự du lịch (tourist villa) là biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ ba biệt thự du lịch trở lên được gọi là cụm biệt thự du lịch.
Căn hộ du lịch (tourist apartment) là căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ mười căn hộ du lịch trở lên được gọi là khu căn hộ du lịch.
Bãi cắm trại du lịch (tourist camping) là khu vực đất được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.
Nhà nghỉ du lịch (tourist guest house) là cơ sở lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.
Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà.
Các cơ sở lưu trú du lịch khác gồm tàu thủy du lịch, tàu hỏa du lịch, ca-ra-van (caravan), lều du lịch.
Để kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, chủ thể kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu:
- Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.