Bạn nhận thấy rằng giảng viên dạy tại trung tâm truyền đạt chưa đủ kiến thức và muốn tự tìm hiểu thêm, hay đơn giản bạn là một người thích tìm tòi tiếng Pháp nhưng lại không có đủ tài chính để đăng ký các khóa học, bài viết sẽ cung cấp cho bạn phương pháp tự học tiếng Pháp tốt nhất.
Các kênh youtubeBên cạnh việc nghe giảng tại lớp và đọc sách thêm tại nhà, bạn cũng có thể theo dõi các chương trình về tiếng Pháp và nước Pháp nổi tiếng toàn cầu thông qua youtube. French in action, một chương trình học tiếng Pháp chuyên nghiệp được phát triển bởi trường đại học Yale danh tiếng và nhận được nhiều phản hồi tích cực tại trang chuyên thu thập đánh giá của các chuyên môn lẫn người dùng: IMDb, là một chương trình đáng đưa vào danh sách để bạn "tu luyện chân kinh Pháp" tại nhà. Một chương trình mà bạn nên quan tâm nữa chính là Ma France. Chương trình được phát triển bởi nhà đài BBC nói về các chủ đề giao tiếp hằng ngày, xoay quanh cuộc sống của những công dân Pháp. Xem các kênh trực tuyến này, không những bổ trợ tốt cho quá trình tự học tiếng Pháp, mà còn khai sáng nhiều điều mới lạ, cũng có thể là kỳ hoặc về quốc gia này!4. Tòng sư học đạo>>Xem thêm: Học tiếng Pháp cấp tốc tại TP Hồ Chí Minh >> Xem thêm: Mẹo tự học tiếng Pháp tại nhà hiệu quảTự học tiếng Pháp cho người mới bắt đầu là một quá trình nan giải và một mình bạn không thể nào gồng gánh hết, thế nên có một người soi đường cho đi là vô cùng quan trọng!Không thầy đố mày làm nên - câu tục ngữ được ông cha đúc kết quả không sai. Tìm ngay cho mình một anh/chị/bạn nào đó đã từng học tiếng Pháp, làm việc tại Pháp để tiếp thu kinh nghiệm từ họ. Từ bước nhập môn, đến các khó khăn và cách giải quyết, tài liệu nào nên dùng,... bạn sẽ được chỉ dạy tất tần tật nếu như tìm đúng người tâm huyết. Hiện nay, các hội nhóm những người học tiếng Pháp, các blogger về ngôn ngữ này có rất nhiều. Công việc của bạn là tham gia, trò chuyện và tìm ra người phù hợp nhất với mình mà vực đạo. Nhưng phải nhớ, thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn nhìn nhận và chọn người hướng dẫn cho mình. 5. Tìm một người bạn PhápVới sự bùng nổ của những mạng xã hội lớn nhất hành tinh: facebook, instagram, snapchat,... đã thay đổi cách con người giao tiếp. Giờ đây, chuyện kết bạn đã không còn gì là khó khăn nữa: chỉ với cú click chuột, vậy là 2 người đã có thể liên lạc với nhau. Kết bạn với một người pháp, nói chuyện vào trao đổi với họ thường xuyên hơn, và họ sẽ giúp bạn thay đổi cách phát âm, cho bạn thêm nhiều từ mới, câu tứ văn phạm để hoàn thiện khả năng viết bài. Không dừng lại ở đó, họ còn mang cả văn hóa Pháp vào trước mắt bạn, để chúng ta mở rộng tầm nhìn về con người xứ lãng mạn, sự tinh hoa trong thiết kế thời trang và điêu khắc, về lịch sử của một quốc gia phát triển hàng đầu khu vực EU. Và biết đâu đó, bạn không chỉ giỏi tiếng Pháp, mà còn tìm cho mình con đường mới về sự nghiệp, về cách nhìn nhận, về thế giới quan xung quanh thì sao? Ê, còn ngồi mơ tưởng gì đó, bật facebook lên và "add friend" liền, ngay và luôn đi chứ!
7 phương pháp tự học giỏi tiếng Pháp
Tự tạo lập môi trường PhápHọc phải đi đôi với hành, bởi nếu chỉ học thôi thì bạn sẽ mau chóng quên mất những gì đã lĩnh hội. Thế nên, với những đồng chí quyết tâm tự học tiếng Pháp giao tiếp, phải tự thân tạo cho mình một môi trường va chạm tiếng Pháp thường xuyên. Song song với việc nói chuyện với người bạn đất Pháp, thứ nhất, các bạn có thể sử dụng chiêu thức truyền thống: sử dụng sticker, ghi chú tất cả những từ mới, câu trúc mới và dán chúng ở khắp nơi trong nhà đê tăng tần suất gặp mặt giữa 2 người. Hoặc, bạn có thể thử cách thứ hai: bất kể khi gặp đồ vật, con vật, người nào, hãy chủ động đặt cho mình câu hỏi: tình huống này với tiếng Pháp sẽ nói ra sao? Cam đoan với các bạn rằng phương pháp này sẽ vô cùng hiệu quả nếu được thực hiện thường xuyên so với việc chỉ thụ động nghe giảng bài tại lớp. Tin tôi đi, bởi vì chính tôi đã học theo cách đó và đạt 9.0/10 trung bình môn Pháp ngữ trong suốt 3 năm cấp 3 đấy!>>Xem thêm: 7 tips cho người học tiếng Pháp vỡ lòng7. Nghe và đọc tiếng Pháp Âm nhạc Pháp, thu hút người nghe không chỉ bởi cái chất tình ăn sâu vào linh hồn của mỗi bài hát, mà còn là do cách phát âm vui tai và có phần thú vị trong mỗi câu chữ. Thay vì ngồi đó chán chường học thuộc lòng các từ vựng mới, hãy nghe một vài bản tình ca: Paroles, Magique boulevard,... sẽ làm cho bạn thoải mái và yêu tiếng Pháp nhiều hơn. Lắm lúc, nghe giai điệu đó ăn sâu vào tiềm thức, bạn lại còn hát theo và một cách tự nhiên như thế những từ vựng mới đi vào đầu mà không hề phải cau mày méo mặt. Với internet, việc truy cập vào các website để đọc tin thời sự về Pháp là quá dễ dàng. Đọc, không chỉ để nâng cao kiến thức, mà còn học cách họ trình bày một bài văn, cách sử dụng ngữ pháp - rất có lợi thế cho các kì thi văn phạm Pháp sau này. Đã rất nhiều người sử dụng phương pháp này và thành công, bao giờ đến lượt bạn nhỉ?Hi vọng rằng qua bài viết này, 7 phương pháp tự học tiếng Pháp căn bản trên sẽ đóng góp phần nào vào quá trình chinh phục ngôn ngữ phổ biến thứ 2 trên thế giới của bạn. Chúc bạn luôn giữ vững ngọn lửa tự lực và bùng cháy nó mãi!
Khoảng thời gian sinh viên là giai đoạn mỗi người tự bước ra môi trường học tập khác hoàn toàn so với trường học thời phổ thông. Tại đây sẽ có nhiều vấn đề tác động buộc mỗi các nhân phải tự xác định cho mình cách học tập đúng đắn. Cùng đọc bài viết để có được phương pháp học hiệu quả cho sinh viên để không phải hối tiếc khoảng thời gian tươi đẹp nhất của đời người.
Nhận định thực tế về môi trường học đại học hiện nay
Một tín hiệu vui cho thấy nên giáo dục Việt Nam đang ngày càng phát triển và vươn lên một tầm cao hơn khi hệ thống đào tạo của các trường đại học được nâng cấp rất nhiều. Cùng với đó là số lượng sinh viên mỗi năm đang tăng lên đáng kể. Học sinh Việt Nam sau khi tốt nghiệp phổ thông có hướng đi tiếp tục với việc học đại học, cao đẳng nhiều hơn.
Tuy nhiên, điều này cũng sẽ tạo nên một áp lực nhất định cho các bạn sinh viên bởi tỉ lệ “chọi” trước và sau khi tốt nghiệp đại học. Đòi hỏi họ phải tự bổ sung cho mình kiến thức, kỹ năng thật tốt thì mới có cơ hội cao trong hành trình tìm kiếm việc làm sau này.
Môi trường đại học ngày càng được nâng cấp tốt hơn
Có một sự thật là rất nhiều bạn đã phải đối mặt với một cú “shock” khá lớn khi chuyển từ môi trường phổ thông lên môi trường đại học. Đây cũng chính là vấn đề thực tế mà bất cứ bạn nào cũng cần phải xác định rõ để tự mình điều chỉnh tâm lý, cách học tập cũng như thói quen sống.
Trước hết là về mặt thời gian. Số tiết và thời lượng mỗi tiết học ở chương trình đại học nhiều hơn nhiều so với bậc phổ thông. Thậm chí nhiều trường đại học còn tổ chức các buổi học theo những khung giờ trễ hơn. Tuy nhiên, số ngày học trong tuần sẽ không bắt buộc từ thứ hai đến thứ 7 nên người học sẽ có nhiều thời gian rảnh hơn.
Tiếp đến là sự khác nhau về số môn học. Chúng sẽ ít hay nhiều phụ thuộc vào kế hoạch của từng kỳ và tùy vào nhu cầu đăng ký tín chỉ của người học. Chính vì vậy, ở bậc đại học đòi hỏi bạn phải có sự trưởng thành nhất định. Tự đáng giá và lên kế hoạch cho việc học của mình để kịp thời gian ra trường nếu không muốn tốn thêm chi phí, thời gian, tiền bạc.
Ngoài ra còn có sự khác biệt về cách dạy và học. Nếu như ở bậc phổ thông, bạn phụ thuộc nhiều vào giáo viên hướng dẫn thì đại học, bạn phải tự lập hoàn toàn. Vẫn sẽ có cố vấn học tập giúp đỡ bạn trong suốt quá trình học tập nhưng không thể theo sát như giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên dạy từng bộ môn sẽ không có nhiệm vụ “đốc thúc” bạn học tập bởi sinh viên đại học đã được xem như người trưởng thành và phải tự có trách nhiệm với cuộc đời mình.
Tại sao sinh viên cần có được phương pháp học hiệu quả cho riêng mình?
Bởi thay đổi môi trường, thay đổi phương thức học nên buộc các bạn cần có phương pháp học hiệu quả cho sinh viên của riêng mình. Điều này giúp họ giữ cân bằng được giữa học tập, vui chơi giải trí và vẫn giữ vững được phong độ học tập của mình.
Một phương pháp học hiệu quả cho sinh viên không những giúp quá trình học tập ở đại học bớt áp lực hơn mà còn giúp họ có được những khoảng thời gian rảnh. Từ đó có điều kiện bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng.
Sinh viên cần xây dựng phương pháp học cho riêng mình
Và trên thực tế, các điều này sẽ là chìa khóa giúp họ có được công việc tốt sau khi tốt nghiệp. Thậm chí, tự cân bằng được cuộc sống, tự có kế hoạch cụ thể cho riêng mình, nhiều bạn đã có cơ hội tiếp cận với công việc tốt dù chưa tốt nghiệp.
Trên giảng đường, cách dạy của giảng viên áp dụng cho tất cả sinh viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phù hợp với cách đó. Mỗi người sẽ có cách tiếp thu và ghi nhớ khác nhau. Việc học, hiểu và nắm bắt kiến thức nhiều hay ít, nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào cách mà mỗi sinh viên áp dụng.
Từ đó ta thấy rằng, mỗi bạn sẽ có một phương pháp học tập khác nhau. Mỗi người là một cá thể riêng biệt, sẽ có điểm chung và điểm riêng. Bạn không thể cố chấp áp dụng cách của người khác chỉ vì thấy họ học tập hiệu quả.
Cách tốt nhất là nhìn nhận đúng đắn về khả năng học của mình. Tìm hiểu cách khiến mình hứng thú và tiếp thu nhanh chóng rồi áp dụng nhé! Có thể bạn đầu không có phương pháp phù hợp, nhưng kiên trì và chấp nhận thay đổi sẽ giúp bạn thành công.
Các phương pháp học hiệu quả cho sinh viên
Tìm ra phương pháp học hiệu quả cho sinh viên luôn là chủ đề nghiên cứu hấp dẫn mọi người. Cùng với đó, cũng không ít bạn sinh viên đang ra sức tìm hiểu và thử áp dụng cho bản thân mình. Dưới đây là một vài gợi ý không nên bỏ qua:
Xác định rõ mục tiêu học tập và định hướng sau khi tốt nghiệp
Khi bước vào cánh cửa đại học, vốn dĩ mỗi cá nhân đều đã phải xác định cho mình một mục tiêu riêng cho tương lai. Ở ở giai đoạn này, chúng ta không thể thờ ơ với chính cuộc đời của mình khi cứ khăng khăng “học cho xong rồi tính tiếp” hoặc “tới đâu hay tới đó”.
Không có mục tiêu định hướng rõ ràng thì không thể đạt đến thành công. Chỉ khi nào biết được mình học vì điều gì? Học cho ai? Học để có được những điều gì? Thì tự khắc chúng ta sẽ tự vẽ ra kế hoạch cụ thể cho bản thân. Có thể đó không phải là một kế hoạch hoàn hảo, hoặc cũng có thể nó còn nhiều điều xa vời. Tuy vậy, nó vẫn là điều tuyệt vời hơn so với việc bạn đang đi trên con đường nhưng không hề có phương hướng.
Ngay từ khi bước vào những ngày tháng đầu tiên của đại học, hãy tự đặt ra mục tiêu cho bản thân. Không cần phải suy nghĩ đến những vấn đề quá cao xa, chỉ đơn giản là: mục tiêu đạt được số điểm bao nhiêu, học thêm được kỹ năng nào, tham gia được những chương trình gì…
Trân trọng từng tiết học trên giảng đường
Có một thực trạng đang tồn tại ở nhiều nhóm sinh viên chính là cảm thấy chán nản với các tiết học trên giảng đường. Bởi ở môi trường đại học sẽ không có chuyện giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn trách phạt bạn khi bạn “cúp” tiết. Cũng sẽ không có bất kì một “đội sao đỏ” nào ghi lại thời gian bạn đến trễ. Điều này vô tình khiến nhiều bạn thờ ơ với tiết học của mình.
Cũng sẽ có nhiều trường hợp đi học chỉ vì những buổi điểm danh. Nhưng rồi đến lớp lại không tập trung nghe giảng và tham gia vào tiết học. Đây là điều vô cùng đáng tiếc.
Để xây dựng được một bài học mang đến cho sinh viên là bao công sức, nỗ lực và tâm huyết của người thầy, người cô đứng lớp. Mỗi lời giảng, mỗi trang giáo án là cả một lượng kiến thức, thông tin quan trọng về ngành học đó. Bởi thực tế, trong một tiết học, họ không thể nào cung cấp, giảng dạy một cách chi tiết hoặc thậm chí là đọc chép.
Chính vì vậy, họ sẽ chỉ cung cấp ý chính, điểm mấu chốt đặc biệt quan trọng về nội dung. Nếu như bỏ lỡ những vấn đề này, bạn cũng coi như đã bỏ đi kiến thức nền tảng cần thiết cho ngành học của mình. Điều này sẽ khiến cho quá trình ôn thi kết thúc môn của bạn sau này càng trở nên khó khăn và cam go hơn khi phải tổng hợp kiến thức lại từ đầu. Đây là một trong những phương pháp học hiệu quả cho sinh viên được nhiều bạn trẻ áp dụng.
Có đầy đủ giáo trình môn học và sách nghiên cứu bổ sung
Việc tiếp thu và ghi nhớ kiến thức sẽ trở nên khó khăn hơn nếu như bạn không có đầy đủ giáo trình môn học. Bộ não chúng ta không thể nào ghi nhớ hết tất cả những điều có trong bài giảng dài 45 – 50 mỗi tiết. Giáo trình sẽ là nơi có đầy đủ, tổng hợp toàn bộ kiến thức mà bạn cần cho một môn học. Đây sẽ là trợ thủ đắc thực giúp bạn ôn tập lại trước mỗi kỳ thi.
Chuẩn bị đầy đủ giáo trình và sách nghiên cứu thêm
Là sinh viên, bạn có thể không cần có vở ghi chép từng môn học nhưng giáo trình là điều không thể thiếu. Đôi khi giảng viên sẽ trình bày một nội dung nào đó trong sách, việc của bạn là take note và nghiên cứu kỹ hơn sau mỗi giờ học. Với cách học này, não bộ sẽ ghi nhớ lâu hơn, quá trình ôn tập lại về sau cũng sẽ không mất quá nhiều thời gian và công sức.
Ngoài giáo trình được yêu cầu tại trường học thì bổ sung thêm sách tham khảo cũng là điều cần thiết. Chúng ta biết rằng kiến thức là vô vàn, tìm hiểu nghiên cứu đến đâu thì cũng sẽ vẫn còn nhiều điều thú vị. Việc của chúng ta là ra sức tìm tòi và học hỏi nó. Nội dung kiến thức môn học trên giảng đường chưa bao giờ là đủ. Hãy cố gắng học hỏi thêm qua sách vở nhé!
Phân chia thời gian biểu cho từng môn học ngoài giờ học chính
Sinh viên mỗi ngành nghề sẽ có thời gian học tập khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì họ vẫn sẽ có khá nhiều thời gian trống tiết. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để tự học thêm, học nhóm hoặc tham gia các hoạt động phong trào.
Bạn sẽ trở nên năng động, làm được rất nhiều việc nếu như bạn biết cách sắp xếp cuộc sống của mình. Còn nếu mọi thứ như một mớ hỗn độn, bạn làm việc học tập không theo một trình tự rõ ràng, mọi quyết định chỉ là nhất thời và theo cảm tính. Vậy thì dù bạn có nhiều thời gian rảnh đến đâu thì cũng không thể hoàn thành bất cứ việc nào.
Lập thời gian biểu hợp lý với bản thân
Cần phải phân chia rõ thời gian học tập trên lớp, thời gian tự học, thời gian học nhóm, tham gia hoạt động, thư giãn… Thậm chí là thời gian làm thêm cho những bạn mong muốn được trải nghiệm, lấy thêm kinh nghiệm và trang trải cuộc sống.
Hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên lựa chọn phương án làm việc bán thời gian vì nhiều lý do. Lựa chọn này mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng là con dao hai mặt buộc bạn phải biết phân bố thời gian hợp lý.
Nếu dành quá nhiều thời gian đi làm thì bạn sẽ không có thời gian học tập cũng như dành cho bản thân. Nhưng nếu không làm thêm thì cũng sẽ là một bất lợi lớn khi không có được kinh nghiệm thực tế và các kỹ năng ứng xử khi làm việc – điều mà nhà tuyển dụng luôn chú trọng đối với ứng viên của mình.
Một phương pháp học hiệu quả cho sinh viên khác mà Seoul Academy muốn chia sẻ nữa là “Hãy rèn luyện thêm các kỹ năng ngoài cho mình”.
Khoảng thời gian là sinh viên cũng là lúc hợp lý nhất để bạn học hỏi thêm nhiều kỹ năng. Bởi lúc này bạn tự chủ được về mặt thời gian, bạn đủ trưởng thành để hiểu rõ điều gì cần thiết cho bản thân và công việc sau này. Hơn thế, lúc này cũng là thời điểm học tập đạt đỉnh cao của một người với sự quyết tâm cùng bộ não tập trung nhất.
Có rất nhiều kỹ năng mà sinh viên có thể lựa chọn để theo học. Ngoài những kỹ năng bắt buộc phải có để phục vụ cho việc học cũng như xét tốt nghiệp như kỹ năng tin học văn phòng, tiếng anh, làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, ứng xử… Thì cũng có thể bổ sung thêm các kỹ năng mềm, tự vệ, tổ chức chương trình, quản lý…
Rèn luyện thêm kỹ năng tiếng anh
Một vấn đề đặc biệt chính là tiếng anh. Ngoài những bạn học về chuyên ngành ngoại ngữ thì tiếng anh vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều sinh viên Việt Nam. Bởi lẽ đây là điều kiện đủ để các bạn có thể xét tốt nghiệp cũng như xin việc sau này. Nhưng đối với môn tiếng anh, không phải ai cũng có thể học tốt môn này trong một thời gian ngắn.
Bạn bè sẽ là người đồng hành đắc lực nhất
Học cùng bạn bè cũng sẽ là một trong những phương pháp học tập hiệu quả cho sinh viên. Là người trẻ, đồng trang lứa, các bạn có thể dễ dàng trò chuyện, kết bạn và trao đổi cùng nhau. Hãy gắn bó cùng những người có cùng chí hướng, cùng mục tiêu học tập. Từ đó có thể cùng giúp đỡ nhau đi qua những tháng ngày đại học đầy tươi đẹp.
Khi có người đồng hành, bạn sẽ có được kỹ năng làm việc nhóm và cách ứng xử. Bạn cũng có thể tự mình quản lý được thời gian làm sao để cân bằng được thời gian tự học và thời gian học cùng bạn bè. Bởi thục chất, không phải lúc nào cũng phải học nhóm, học cùng người khác. Đôi khi tự học một mình vẫn sẽ hiệu quả hơn.
Tự học là phương pháp học hiệu quả cho sinh viên được nhiều người công nhận. Những có một sự thật rằng khả năng tự học của sinh viên Việt Nam vẫn còn bị giới hạn.
Kỹ năng này cũng cần phải rèn luyện, thậm chí là quyết tâm rèn luyện mới có thể hình thành được. Để có thể tự học tốt, bạn phải biết được đâu là khoảng thời gian mà bản thân có thể tập trung cao độ. Bạn phải biết được đâu là địa điểm giúp bạn nâng cao hứng thú học tập. Bạn cũng cần phải có khả năng tự lọc nội dung, tự chọn lựa sách để học.
Có được phương pháp học tập phù hợp với bản thân sẽ là nền tảng để các bạn sinh viên thêm tự tin và vững vàng trong 4 năm đại học của mình. Hy vọng với những phương pháp học hiệu quả cho sinh viên được để cập trên đây sẽ là gợi ý bổ ích cho bạn. Hãy thử áp dụng và cảm nhận để biết được đâu là cách phù hợp nhất nhé!