Dẫn đầu thanh khoản, hai mã VHM và STB bị bán mạnh, thị giá về sát mức sàn khiến chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất hai tháng rưỡi.
Lộ trình thăng tiến của nghề Stockbroker
Lộ trình thăng tiến của một Stockbroker có thể khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu và quyết định cá nhân. Tuy nhiên, dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến từ chuyên môn lên quản lý cho Stockbroker:
- Tập sự (Junior Stockbroker): Stockbroker thường bắt đầu sự nghiệp bằng việc làm việc tại một công ty môi giới chứng khoán hoặc một ngân hàng đầu tư. Trong giai đoạn này, họ được đào tạo về quy trình giao dịch chứng khoán, phân tích thị trường, quản lý danh mục và các quy định pháp lý liên quan.
- Stockbroker chính thức: Sau giai đoạn tập sự, các Stockbroker sẽ tiếp tục nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình trong lĩnh vực tài chính, phân tích thị trường, quản lý rủi ro và các công cụ đầu tư khác. Họ có thể tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu hoặc đạt được các chứng chỉ và bằng cấp liên quan.
- Stockbroker Quản lý (Senior Stockbroker): Với sự chuyên môn đã được khẳng định và thành tích thành công, các Stockbroker có thể thăng tiến đến vị trí Senior trong công ty của họ. Họ có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo, giám sát một nhóm stockbroker và quản lý danh mục khách hàng lớn hơn.
- Quản lý Chi nhánh/Trưởng phòng (Branch Manager/Department Head): Các Stockbroker có năng lực lãnh đạo và kỹ năng quản lý mạnh mẽ có thể tiến thẳng đến vị trí quản lý chi nhánh hoặc trưởng phòng. Trong vai trò này, họ chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của một chi nhánh hoặc một phòng ban cụ thể trong công ty chứng khoán.
- Quản lý Danh mục/Chuyên viên Tư vấn Đầu tư (Portfolio Manager/Investment Advisor): Một số Stockbroker có thể chuyển sang vai trò quản lý danh mục hoặc chuyên viên tư vấn đầu tư. Họ tập trung vào quản lý danh mục đầu tư, phát triển chiến lược đầu tư và cung cấp lời khuyên cá nhân cho khách hàng.
- Vị trí Cấp cao (Executive Positions): Đối với những Stockbroker xuất sắc, có thể có cơ hội tiến đến các vị trí cấp cao như phó chủ tịch, giám đốc hoặc phó giám đốc điều hành trong công ty chứng khoán hoặc tổ chức tài chính.
Với sự phát triển của thị trường tài chính và nhu cầu đầu tư ngày càng tăng, vai trò của Stockbroker trở nên vô cùng quan trọng. Vậy nghề Stockbroker là gì? Có những phạm vi công việc nào trong nghề? Hãy cùng SAPP tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!
Trong thị trường việc làm tại Việt Nam, nghề Stockbroker thường có nhiều cơ hội và thu hút sự quan tâm của nhiều người. Điều này có thể được giải thích bởi sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng của các sản phẩm tài chính phái sinh và các công cụ đầu tư khác.
Stockbroker là một chuyên gia tài chính thực hiện các lệnh mua bán trên thị trường cho khách hàng. Tùy vào yêu cầu của khách hàng mà Stockbroker có thể đặt lệnh trực tiếp hoặc tư vấn cho khách hàng những mã giao dịch theo nhu cầu để họ tự đặt lệnh giao dịch. Stockbroker cũng có thể được gọi là đại diện đăng ký (RR) hoặc cố vấn đầu tư.
Các Stockbroker đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho giao dịch đầu tư của cả cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Stockbroker cũng có thể hoạt động như một cố vấn tài chính, hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng, hỗ trợ khách hàng đặt lệnh và thực hiện các thủ tục giao dịch liên quan tới mục đích đầu tư mà khách hàng đặt ra.
Stockbroker có thể làm việc độc lập hoặc cho các công ty chuyên về môi giới chứng khoán trong ngành tài chính. Các tổ chức này tổ hợp kiến thức và kinh nghiệm của mình trong việc mua bán nhằm mang lại lợi ích cho các khách hàng trong cả hai bên của giao dịch tài chính, kết nối người bán chứng khoán với những người mua quan tâm đến các sản phẩm tài chính như cổ phiếu, quỹ ETF (exchange-traded funds) và quỹ hỗn hợp (mutual funds).
Yêu cầu tuyển dụng với nghề Stockbroker
Mỗi nhà tuyển dụng và công ty sẽ có các yêu cầu khác nhau với Stockbroker. Song, dưới đây là các yêu cầu chung nhất để bạn có thể nắm rõ và chuẩn bị trước khi thi tuyển vào nghề:
Học vấn: Stockbroker có thể có xuất phát điểm không thuộc ngành tài chính hoặc có các bằng cấp Đại học liên quan đến ngành tài chính. Nhưng để có thể làm việc hiệu quả, họ cần có kiến thức chung về ngành tài chính, các hiểu biết liên quan tới chứng khoán và môi giới nói chung. Những kiến thức này có thể được trau dồi thông qua việc tự học hoặc qua các khóa học bổ trợ liên quan.
Kiến thức và kỹ năng: Stockbroker cần có hiểu biết sâu về các nguyên tắc và phương pháp giao dịch chứng khoán, phân tích tài chính và thị trường tài chính. Kỹ năng quản lý rủi ro, phân tích dữ liệu, và sử dụng các công cụ và phần mềm tài chính như Amibroker, Fireant, Bloomberg,... cũng là những yêu cầu quan trọng.
Kinh nghiệm: Một số vị trí yêu cầu kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính hoặc giao dịch chứng khoán. Kinh nghiệm làm việc với khách hàng cá nhân hoặc khách hàng doanh nghiệp cũng được đánh giá cao trong quá trình tuyển dụng Stockbroker.
Giấy phép và chứng chỉ: Stockbroker cần học và thi Chứng chỉ Hành nghề Chứng khoán được tổ chức bởi Trung tâm Đào tạo Chứng khoán.
Lưu ý: trên đây chỉ là những yêu cầu chung để bạn có thể chuẩn bị trước khi bước vào nghề. Hãy cập nhật và theo dõi tin tức tuyển dụng mới nhất của các công ty để chuẩn bị kỹ lưỡng hơn nhé! Để hiểu rõ hơn về nghề Stockbroker, mời bạn tham khảo webinar do SAPP tổ chức cùng với sự tham gia của BVSC (Bảo Việt Securities) qua link này nhé: https://www.youtube.com/watch?v=0gy3VOcsKWo.
Qua bài viết trên, SAPP hy vọng bạn đã phần nào hiểu về nghề Stockbroker cũng như các yêu cầu cụ thể của nghề. Mong rằng bài viết sẽ có ích cho bạn trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp. Hãy tham khảo thêm các bài viết khác về nghề nghiệp trong ngành Tài chính của SAPP nhé!
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:
Mọi yêu cầu về dịch vụ sẽ được phản hồi trong 04 giờ làm việc (Thời gian làm việc từ 10h00 đến 18h00 từ thứ 2 đến thứ 6). Chúng tôi luôn cố gắng phản hồi nhanh nhất ngay khi nhận được yêu cầu.
Các nước mạnh tay miễn thị thực
Ông Từ Quý Thành, Giám đốc Công ty Du lịch Liên Bang, đơn vị chuyên làm tour thị trường tiếng Hoa, cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến khách Trung Quốc phục hồi chậm ở Việt Nam. Trong đó, có thể kể đến các đường bay thường lệ tới các điểm đến chưa trở lại bình thường, kinh tế Trung Quốc suy yếu khiến người dân hạn chế đi du lịch nước ngoài... Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất là ở khu vực Đông Nam Á, sau đại dịch, các quốc gia tăng tốc trong cuộc đua thu hút khách bằng việc miễn thị thực cho khách Trung Quốc. Mở đầu là Thái Lan, đất nước này vào năm ngoái thử nghiệm miễn thị thực cho du khách Trung Quốc trong 6 tháng nhưng sau đó đã tiến một bước mạnh hơn khi áp dụng không thời hạn, bắt đầu từ tháng 3 năm nay.
Tiếp theo là Malaysia miễn thị thực cho khách Trung Quốc từ tháng 12.2023 và Singapore từ tháng 2.2024. Kết quả, những điểm đến này thu hút một lượng khách Trung Quốc khổng lồ, giúp Thái Lan đón 23,4 triệu khách quốc tế năm 2023, Malaysia đạt 26,1 triệu lượt và Singapore vươn lên vị trí thứ 3 Đông Nam Á, với 11,3 triệu lượt, đứng trên Việt Nam.
Hiệu quả đồng bộ của miễn visa cùng đa dạng sản phẩm du lịch cũng giúp Thái Lan đón 1 triệu khách Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2024, gấp đôi Việt Nam, và cán mức gần 6 triệu khách quốc tế chỉ trong 2 tháng.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Đức Chí, chuyên gia du lịch cho rằng, trong bối cảnh cạnh tranh điểm đến hiện nay khá tương đồng về mặt cảnh quan ở khu vực Đông Nam Á, nơi nào nới lỏng các chính sách thị thực nhất, đặc biệt là miễn thị thực, nơi đó chính là điểm nóng thu hút du khách quốc tế. Các nước Thái Lan, Malaysia hay Singapore đã không bỏ lỡ cơ hội đó để đón khách Trung Quốc, Ấn Độ và các thị trường khách giàu có ở châu Âu, Mỹ, Úc…
Các nước đẩy mạnh chính sách miễn visa đang thắng thế trong cuộc đua thu hút khách quốc tế