Trường Quốc Tế Hà Nội (His)

Trường Quốc Tế Hà Nội (His)

Trường Quốc tế - ĐHQG Hà Nội (VNU – International School - VNU-IS), là một đơn vị đào tạo với bản sắc, giá trị riêng trong ĐHQGHN, là nơi kết nối Đông – Tây, thu hút các chuyên gia, nhà khoa học uy tín, sinh viên viên giỏi đến học tập và nghiên cứu, qua đó đóng góp giá trị cho xã hội và cộng đồng.

Trường quốc tế Hàn Quốc KGS, Hà Nội

Sanko Gakuen là tập đoàn giáo dục hàng đầu tại Nhật Bản, với 60 trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cao đẳng,

Đối với những bạn trẻ học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử, sau khi tốt nghiệp thì vị trí việc làm nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn nhất đó là Kỹ sư Điện. Ở bài viết này hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về công việc Kỹ sư Điện.

Kỹ sư Điện hiểu đơn giản là người sẽ thực hiện phụ trách nghiên cứu, thiết kế, triển khai xây dựng và hoàn thiện những vấn đề liên quan đến hệ thống điện. Công việc này bao gồm cả việc theo dõi, xử lý sự cố, các tình huống bất thường khi nó xảy ra.

Kỹ sư Điện được chia thành nhiều vị trí khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung sẽ thuộc 2 chuyên ngành phổ biến như sau:

Kỹ sư Điện – Điện tử: Nhóm này chủ yếu sẽ thực hiện các công việc liên quan đến những kiến thức, yếu tố chuyên sâu về điện có dây.

Kỹ sư Điện tử – Viễn thông: Tập trung chủ yếu vào những dịch vụ thông tin không dây, bao gồm hệ thống mạng máy tính, mạng viễn thông.

Kỹ sư Điện làm những công việc gì

Kỹ sư Điện sử dụng kiến thức chuyên môn, các nguyên tắc kỹ thuật để phân tích, thiết kế, lắp đặt và bảo trì hệ thống điện từ các thành phần nhỏ nhất đến quy môn lớn như hệ thống an ninh, hệ thống báo động,….

Trong toàn bộ quá trình vận hành hệ thống, Kỹ sư Điện phải kiểm tra xác minh hiệu suất của thiết kế mới.

Lên kế hoạch bóc tách vật tư và thiết bị điện

Phối hợp kỹ sư thi công tiến hành giám sát, đồng thời kiểm tra, phê duyệt bản vẽ, thông số kỹ thuật liên quan.

Theo dõi hệ thống điện để làm nghiệm thu dự án

Vận hành và quản lý hệ thống điện

Khi dòng điện gặp sự cố như mất điện, quá tải, chập điện,… Kỹ sư phải có mặt xử lý kịp thời.

Kiểm tra, thay thiết bị mới định kỳ để nâng cao chất lượng của hệ thống điện, hạn chế sự cố chập cháy do cũ, quá tải.

Một số công việc chuyên môn khác

Tư vấn cho doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư về những loại vật tư của hệ thống điện có thể giúp tiết kiệm và đảm bảo chất lượng công trình.

Thực hiện các công việc liên quan đến bảo dưỡng cũng như kiểm tra hệ thống điện định kỳ.

Lưu trữ các loại hồ sơ liên quan đến hệ thống điện tổng thể, hệ thống điện chi tiết

Đào tạo và hướng dẫn cũng như chuyển giao các vấn đề liên quan đến hệ thống điện cho người phụ trách tại công trình.

Theo thống kê bảng lương Kỹ sư Điện trên các website tuyển dụng, mức lương khởi điểm của sinh viên mới ra trường ngành này là 7 triệu đến 10 triệu đồng/tháng.

Đối với những người có kinh nghiệm, mức lương khởi điểm thường dao động từ 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ, tùy theo trình độ và kỹ năng chuyên môn. Sau vài năm làm việc chăm chỉ, mức lương sẽ tăng lên 20.000.000 – 30.000.000 VND.

Học Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử ở đâu

Đến với Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội, các bạn sinh viên sẽ được học tập trong một môi trường cởi mở, sáng tạo. Đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, chất lượng cao và giàu kinh nghiệm. Chương trình học song song với thực hành nhằm mục tiêu nâng cao tay nghề, trình độ và kỹ năng cho các bạn sinh viên ngay từ lúc ngồi trên ghế nhà trường. Đặc biệt là có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp lớn là đối tác của nhà trường cũng như được kết nối việc làm sau khi tốt nghiệp.