Địa Điểm Nổi Tiếng Ở Ninh Bình

Địa Điểm Nổi Tiếng Ở Ninh Bình

Cảm ơn Quý khách đã gửi yêu cầu dịch vụ cho Vietgoing, bộ phận chăm sóc khách hàng của chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay với Quý khách để tư vấn!

Phương tiện di chuyển tại Bình Liêu

Là một huyện miền núi của Quảng Ninh và giáp với biên giới của Trung Quốc. Nên địa hình của Bình Liêu chủ yếu là đồi núi, thung lũng, rừng rậm. Với đặc trưng về địa hình như vậy, lựa chọn tốt nhất chính là xe máy hoặc xe ô tô cá nhân. Vì du lịch Bình Liêu vẫn chưa thực sự phát triển nên bạn sẽ khó để tìm thấy những tuyến xe công cộng như xe bus, taxi,….

Để có một chặng hành trình thuận lợi và an toàn nhất. Theo kinh nghiệm du lịch Bình Liêu của Phượt thì bạn nên chọn một chiếc xe máy tốt. Quan trọng hơn cả chính là thể lực tốt và sự kiên trì cũng như tính cẩn thận. Xe máy sẽ giúp bạn dễ dàng băng qua những cung đường ở Bình Liêu Quảng Ninh hơn là đi bằng xe ô tô. Với xe máy thì bạn sẽ có thể tìm đến những vị trí nằm cạnh rừng. Và gửi xe để tiếp tục trekking, leo núi để khám phá cặn kẽ hơn. Bạn có thể thuê xe máy ở trung tâm Bình Liêu hoặc sử dụng phương tiện cá nhân. Một số địa chỉ thuê xe máy đáng tin cậy là: A Píu – 033 8989 666 và anh Chung 0966 545 166.

Những khách sạn tốt ở Ninh Bình

Bạn không thể không quan tâm đến ở đâu khi đi du lịch Ninh Bình, luôn có rất nhiều sự lựa chọn, và đây là những gợi ý từ Vntrip:

Hi vọng với những địa điểm du lịch Ninh Bình đặc sắc và nổi tiếng nhất trên đây sẽ giúp các bạn có thêm nhiều lựa chọng cũng như những trải nghiệm thú vị tại mảnh đất xinh đẹp này.

29 địa điểm thăm quan, du lịch đẹp, nổi tiếng ở Ninh Bình

Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Việt Nam với cực nhiều kỷ lục được xác lập như ngôi chùa có tượng Phật bằng đồng lớn nhất châu Á, chùa có tượng Di Lặc bằng đồng lớn nhất châu Á…

Bái Đính là ngôi chùa có nhiều kỉ lục nhất ở Việt Nam

Chùa nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 95km về phía Nam với nhiều hạng mục để quý khách tham quan và khám phá.

Đền Vua Đinh Tiên Hoàng nằm ở xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình, thuộc trung tâm thành Đông của kinh đô Hoa Lư xưa. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam thờ đồng thời Vua Đinh Tiên Hoàng, cha mẹ ông cùng các con trai và có bài vị thờ các tướng triều Đinh. Đền Vua Đinh cùng với đền Vua Lê được xếp hạng "Top 100 công trình 100 tuổi nổi tiếng ở Việt Nam".

Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng là ngôi đền cổ, có giá trị lịch sử vô cùng to lớn đối với dân tộc ta

Đền Vua Lê Đại Hành là một di tích lịch sử văn hóa quốc gia thuộc khu di tích đặc biệt cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Đền thờ Vua Lê Đại Hành, thái hậu Dương Vân Nga, Lê Long Đĩnh, ngoài ra còn có bài vị thờ công chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng Phạm Cự Lượng.

Đền thờ Vua Lê Đại Hành có không gian khá rộng rãi và gần gũi

Đền nằm cách đền vua Đinh Tiên Hoàng 300 mét, thuộc thành Đông kinh đô Hoa Lư xưa, nay là làng cổ Yên Thành, xã Trường Yên, Ninh Bình. Đền vua Lê quy mô nhỏ hơn đền vua Đinh nên không gian trong đền khá gần gũi và huyền ảo.

Đền thờ Trương Hán Siêu nằm ở chân núi Non Nước thuộc công viên Dục Thúy Sơn, nằm bên sông Đáy ở thành phố Ninh Bình. Đền thờ Trương Hán Siêu và núi Non Nước hợp lại tạo thành một khu văn hóa, tâm linh giữa thành phố Ninh Bình.

Đan viện Châu Sơn (hay Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn, Nhà thờ Châu Sơn) là một đan viện của Dòng Xitô, tọa lạc tại xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Đan viện này nằm cách nhà thờ chính tòa Phát Diệm 65 km, cách thành phố Ninh Bình 35 km, cách trung tâm thị trấn Nho Quan 2 km và cách Hà Nội 97 km.

Đan viện Châu Sơn Ninh Bình có lối kiến trúc khá đặc biệt

Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn được xây dựng từ năm 1939, là một đan viện chuyên về chiêm niệm, xuất thân từ đan viện Thánh Mẫu Phước Sơn (Đan viện Mẹ Phước Sơn do Linh mục thừa sai Henri–Denis Biển Đức Thuận sáng lập từ năm 1918 tại Phước Sơn – Quảng Trị. Giám mục Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, người Việt đầu tiên nhận quyền cai quản Giáo phận Phát Diệm là người đã ngỏ ý mời các đan sĩ Phước Sơn ra lập Dòng trong giáo phận Phát Diệm.

Phủ Khống là di tích thờ vị quan đầu triều của nhà Đinh (không rõ tên húy), hiệu vị là Đinh Công tiết chế. Theo truyền thuyết, khi Vua Đinh và con trai trưởng là Đinh Liễn bị sát hại, Đinh Toàn lên ngôi Hoàng đế khi mới 6 tuổi. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Thái hậu Dương Vân Nga đã trao áo long bào cho Thập Đạo Tướng quân Lê Hoàn, Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế.

Phủ Khống nằm khiêm tốn dưới chân núi, bên cạnh là cây thị trăm tuổi với nhiều truyền thuyết li kỳ

Một số vị quan triều Đinh không khuất phục, đem quân chống lại Lê Hoàn. Đinh Công tiết chế bị giam lỏng (Khống chế) ở khu vực này (Phủ Khống ngày nay). Khi nghe tin các cánh quân chống lại Lê Hoàn đều bị thất bại, các viên quan bị bắt và bị sát hại, Đinh Công tiết chế đã tuẫn tiết. Nhân dân đã lập đền thờ ngài trên vị trí ngài bị giam lỏng.

Đền Quốc mẫu Thung Lá nằm ngay cạnh Thung Lau lọt giữa thành núi cao ngất. Tương truyền xưa kia có một nữ Vương bói lá rất giỏi, thường xem lá cho Vua Đinh Tiên Hoàng trước khi xuất quân hay làm một việc gì đó. Nơi này cũng có nhiều cây thuốc chữa bệnh tốt nên khi nghĩa quân Vua Đinh bị thương đều được đưa về đây chữa trị.

Mọi người thường vào đền Thung Lá thắp hương trước khi đi rừng để được bình an trở về

Thung Lá là vùng rừng thiêng nên mọi người thường vào đây thắp hương trước khi đi rừng. Thung Lá có đền thờ Mẫu hậu của Vua Đinh và thờ Vương Bà bí ẩn đã có nhiều công lao giúp Vua Đinh dẹp loạn. Trước đây du khách thập phương đến Ninh Bình thăm Cố Đô Hoa Lư, sau đó đi Bích Động, Nhà thờ Phát Diệm, thì ngày nay du khách thường qua di tích liên quan đến Đền Vua Đinh Tiên Hoàng sau đó tới Động Hoa Lư là căn cứ khởi nghĩa ban đầu của Vua.

Đền Thái Vi ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư thờ vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Hiển Từ Hoàng thái hậu và thờ phụ vua Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông. Tương truyền đền Thái Vi được xây dựng trên nền cung điện của hành cung Vũ Lâm của các vua Trần.

Đền Thái Vi vẫn còn giữ được nét oai nghiêm sau hàng trăm năm lịch sử

Cứ 3 năm một lần vào các năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu, đền Thái Vi tổ chức lễ hội trong 3 ngày 14, 15, 16 tháng 3 (Âm lịch). Nhân dân địa phương quan niệm rằng sau khi chiến thắng giặc Nguyên Mông, ngày 15 tháng 3 (Âm lịch) là ngày vua tôi nhà Trần về Thiên Trường (Nam Định) bái yết tổ tiên, ăn mừng chiến thắng.

9. Nhà thờ Phát Diệm (nhà thờ chính tòa Phát Diệm)

Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Nam. Nhà thờ đá Phát Diệm được báo chí đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam, được ví như "kinh đô công giáo" của Việt Nam.

Là nhà thờ nhưng nhà thờ chính tòa Phát Diệm lại có kiến trúc giống các ngôi chùa của Việt Nam

Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá và gỗ, được khởi công xây dựng và hoàn thành từ năm 1875 và đến năm 1898. Nét độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam.

Suối nước nóng Kênh Gà thuộc thôn Kênh Gà - Gia Thịnh - Gia Viễn - Ninh Bình cách động Vân Trình hơn 1 km. Suối chảy ra từ lòng một quả núi nằm trên làng nổi Kênh Gà và đổ vào nhánh sông Hoàng Long. Nước suối Kênh Gà có hàm lượng cao các muối natriclorua, kaliclorua, canxiclorua, magieclorua và muối bicacbonat. Nước trong suối không màu, không mùi, vị hơi chát. Nước có nhiệt độ ổn định là 53 °C.

Suối khoáng nóng Kênh Gà không chỉ là địa điểm du lịch, khám phá mà còn là nơi bạn nên đến để tận hưởng và chăm sóc sức khỏe

Tuyệt tình cốc nằm ở khu vực động Am Tiên, được bao bọc xung quanh là núi non trập trùng, có cảnh đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh trong phim “Thần điêu đại hiệp”.

Vì vẻ đẹp rất độc đáo của mình mà Tuyệt tình cốc thu hút rất nhiều các bạn trẻ đến ghé thăm

Hồ Đồng Chương là một hồ nước ngọt thiên nhiên nằm giáp ranh giữa hai xã Phú Lộc và Phú Long huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Hồ có diện tích mặt nước ~45 ha, nằm uốn lượn quanh các vạt đồi thông và có chu vi dài gần 6 km. Xung quanh hồ là những vạt đồi thông soi bóng tạo nên một không gian trong mát và thơ mộng giữa núi rừng đại ngàn.

Gần hồ Đồng Chương có thác Ba Tua và dòng Chín Suối, ven hồ là đồi thông và ao Trời, một ao ở trên đồi cao có nước trong xanh nhưng không bao giờ cạn.

Hồ Đồng Thái nằm bên dãy núi Tam Điệp, là một hồ rộng với một bên là tuyến đê dài và một bên là ven núi nên có hình dạng bị cắt xẻ nhiều. Bờ hồ nằm uốn lượn tạo ra nhiều "bán đảo" với nhiều thung lũng đẹp, diện tích từ 2 - 10 ha, các thung lũng là khu rừng nguyên sơ với nhiều loại động, thực vật hoang dã. Phần lớn thung lũng có bề mặt bằng phẳng, rất thuận lợi xây dựng các khu vui chơi, giải trí hoà quyện với thiên nhiên.

Hồ Yên Thắng là một hồ nước ngọt nằm trên địa bàn thành phố Tam Điệp và huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình. Hồ Yên Thắng được biết đến với những dự án du lịch lớn bên hồ như sân golf Hoàng Gia, khu du lịch Đồi Dù... Đây cũng là một hồ câu cá và phát triển du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần ở Ninh Bình.

Động Thiên Tôn là di tích lịch sử văn hóa nằm ở thị trấn Thiên Tôn, Hoa Lư, Ninh Bình, Việt Nam. Nếu như núi chùa Bái Đính thờ thần Cao Sơn là vị thần núi trấn ngự ở cửa ngõ phía tây vào thành Tây, hang động Tràng An thờ thần Quý Minh là vị thủy thần trấn ngự ở cửa ngõ phía Nam vào thành Nam thì động chùa Thiên Tôn là di tích thờ thần Thiên Tôn, là vị thiên thần trấn ngự ở cửa ngõ phía đông vào thành Đông của khu di tích cố đô Hoa Lư.

Động Thiên Tôn thờ thần Thiên Tôn, vị thần trong truyền thuyết ở kinh đô Hoa Lư thế kỷ X. Tương truyền, trước khi đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã mang lễ vật vào tế lễ trong động để mong được thần giúp đỡ đánh tan các sứ quân khác. Sau khi lên ngôi vua, Đinh Tiên Hoàng Đế đóng đô ở Hoa Lư, ông đã cho xây cất nhà Tiền Tế và Kính Thiên Đài là nơi tiếp đón các sứ thần nước ngoài trước khi vào kinh đô.16. Động Thiên Hà

Động Thiên Hà là một danh thắng tự nhiên nằm trên núi Tướng phía Đông xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Động Thiên Hà cùng với động Thiên Thanh là hai di sản thiên nhiên trong quần thể di sản thế giới Tràng An. Động nằm ẩn mình trong dải núi Tướng, một ngọn núi thuộc dãy núi Tràng An, vốn được xem như một vọng gác tiền tiêu bảo vệ thành Hoa Lư xưa.

Động Thiên Hà là hang động đẹp, gồm cả động khô và động ướt với đa dạng hệ thống nhũ đá vẫn được kiến tạo. Động Thiên Hà được gọi là dải ngân hà trong lòng núi. Hiện nay động Thiên Hà đã được đầu tư khai thác và trở thành điểm du lịch nổi tiếng của ngành du lịch Ninh Bình.

Hang Múa nằm dưới chân núi Múa, thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, Hoa Lư, Ninh Bình. Khi đến với Hang Múa các bạn sẽ được thử sức dẻo dai của mình khi leo lên đỉnh núi thông qua 486 bậc thang đá, và từ đỉnh núi chúng ta có thể chiêm ngưỡng được toàn bộ vẻ đẹp của khu vực Tam Cốc với những cánh đồng lúa bạt ngàn, xanh mướt.

Theo truyền thuyết kể lại, khi xưa khi vua Trần dời đô về Hoa Lư lập Am Thái Vi thường đến hang dưới núi này nghe các cung tần mỹ nữ đàn ca múa hát nên từ đó người dân gọi nơi đây là Hang Múa. Hang Múa nằm dưới chân núi Múa hình quả chuông lớn úp ngược, rộng khoảng 800m2.

Nhìn từ phía dưới chân núi có thể thấy rõ được những bậc đá trắng dẫn lối đến đỉnh núi, nhìn từ xa những bậc thang nối nhau như Vạn Lý Tường Thành thu nhỏ. Hai bên bậc thang là những đường trang trí công phu trên đá, với những con rồng hoặc phượng được chạm khắc đúng với hình tượng rồng và phượng trong nghệ thuật thời Trần vô cùng oai phong, sắc nét và đẹp mắt.

Động Am Tiên là một di tích quốc gia đặc biệt thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Động nằm cách cửa Đông - đền Vua Đinh Tiên Hoàng khoảng 400m theo hướng đi Tràng An.

Phần lớn khu vực động Am Tiên là một thung lũng ngập nước được bao bọc bởi những vách núi đá. Để vào được động, sau khi qua cổng lại đi xuống một lối đi bên phía tay trái, cạnh hồ nước trong veo với rong, sen, súng, cá rô Tổng Trường mà người dân tưởng niệm nơi đây từng là ao nuôi cá sấu thời xưa để xử người có tội.

Trước đây, Động Am Tiên ở lưng chừng núi, phải leo qua 205 bậc đá qua vách núi nhưng hiện nay đã có đường hầm xuyên núi vào động. Động có hình giống như miệng con rồng nên còn được gọi là hang rồng. Nhiều nhũ đá có hình cây thóc, cây tiền, trái phật thủ, nụ hoa sen rủ xuống cùng những giọt nước. Động Am Tiên được mệnh danh là "Tuyệt Tình Cốc" và là một điểm du lịch thuộc quần thể di sản thế giới Tràng An.19. Động Vân Trình

Động Vân Trình nằm trong núi Mõ thuộc xã Thượng Hòa, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Diện tích của động Vân Trình rất lớn, khoảng trên 4000 m². Vòm động chỗ cao nhất trên 100 m, dưới vòm là tầng tầng dải nhũ đá óng ánh, muôn màu rủ xuống trông tựa như một bức rèm đá lung linh, lộng lẫy, sàn động có nhiều vân hoa độc đáo. Sâu vào trong động là giếng Rồng có nước tuôn từ dưới lên.

Trong động có nhiều nhũ đá lấp lánh với nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau. Không khí trong động tương đối thoáng mát và dễ chịu. Xung quanh động là các bức phù điêu nghệ thuật bằng thạch nhũ với đủ các hình của con người, thần tiên, mẹ bồng con, cỏ cây, con vật như con nghê, đại bàng, hổ, rùa, những hòn đá to, nhỏ nhẵn thín tựa như trứng vịt, trứng gà, viên bi, hạt đậu…

20. Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long

Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long thuộc địa phận huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên, vùng đất ngập nước Vân Long còn là nơi có cảnh quan hấp dẫn. Vân Long được mệnh danh là "vịnh không sóng" vì khi đi trên thuyền trên đầm, du khách sẽ thấy mặt nước phẳng như một tấm gương khổng lồ.

Đến tham quan khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, bạn sẽ vô cùng thích thú với cảnh sắc thiên nhiên nơi đây

Bức tranh thuỷ mặc phản chiếu rõ từng nét tạc mạnh mẽ của những khối núi đá vôi mang hình dáng đúng với tên gọi như núi Mèo Cào, núi Mâm Xôi, núi Hòm Sách, núi Đá Bàn, núi Nghiên, núi Mồ Côi, núi Cô Tiên… Tuy nhiên, mặt nước ở đây nước không có màu xanh của biển, mà trong vắt hiện rõ nét những lớp rong rêu dưới đáy.

Khu Vân Long có 1000 hang động đẹp, nhiều hang động lớn có giá trị phát triển du lịch như: Hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh. Riêng hang Cá là hang xuyên thủng dài 250 m, cao 8 m, rộng 10 m là một động rất đẹp. Đây là nơi quần tụ, sinh sản của loài cá trê, cá rô, cá chuối. Hang Bóng là một hang động đẹp dài hơn 100m, hang Duối 4 tầng, hang Cánh Cổng…

21. Khu du lịch sinh thái Thung Nham

Nằm ở phía Tây Nam thành phố Ninh Bình, Khu du lịch sinh thái Vườn Chim Thung Nham (Thung Chim) thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, là một trong những điểm du lịch hội tụ đầy đủ các yếu tố văn hóa, tâm linh, cảnh quan và đa dạng sinh học.

Khu du lịch sinh thái Thung Nham

Được bao quanh bởi các dải rừng nhiệt đới trên dãy núi đá vôi, với nhiều thung lũng và hang động, hòa quyện cùng với thiên nhiên cỏ cây và hoa lá đã và đang cùng với đất trời Tam Cốc - Tràng An tạo cho Thung Chim một cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.

Cách chùa Bích Động 5km, theo tuyến đường du lịch Hải Nham - Thung Chim du khách sẽ được tham quan nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: Cây Đa di chuyển - Cây Duối nghìn năm, thưởng thức trái cây của Khu Miệt Vườn, Thung lũng tình yêu, Động Vái Giời - Hang bụt - Động Tiên Cá - Động Thủy Cung - Động Ba Cô - Rừng nguyên sinh trên núi đá vôi.

Tam Cốc (ba hang) gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả ba hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi… Tam Cốc nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 90km, nơi đây được ví như Hạ Long trên cạn với vẻ đẹp sơn thủy hữu tình.

Đặc biệt, địa danh này còn được đưa vào bộ phim bom tấn “Kong: Skull Island” vừa được công chiếu vào tháng 3/2017 vừa rồi nên càng được nhiều du khách trong nước và quốc tế quan tâm.

Sau khi kết thúc hành trình thăm quan Tam Cốc thì bạn có thể thăm quan Chùa Bích Động, một ngôi chùa cổ gắn với núi đá mang đậm phong cách Á Đông cách bến Tam Cốc khoảng 2 km…. Theo sử sách, văn bia và các cụ già trong làng thì trước đây chùa và động có tên chung là: Bích Sơn (Núi Xanh). Năm 1773 Trong chuyến đi tuần miền Sơn Nam cùng Chúa Trịnh Sâm, Tể tướng Nguyễn Nghiễm – Thân phụ của Đại Thi Hào Nguyễn Du đã đặt tên cho động…

Một phần nhỏ trong quần thể Bích Động Ninh Bình

Vì phong cảnh động quá đẹp và nguy nga nên được phong là “Nam Thiên Đệ Nhị Động đứng sau “Nam Thiên Đệ Nhất Động” do Chúa Trịnh Sâm phong tặng…

Có thể nói, phong cảnh của khu đệ nhất danh thắng của tỉnh Ninh Bình này là sự kết hợp hài hoà giữa cảnh đẹp kỳ thú của hang đông, của núi non hiểm trở, của sông, suối thơ mộng với sự tài hoa của con người tạo thành một khối thống nhất, không thể tách rời.

Núi Non Nước (tên cổ là Dục Thúy Sơn), là một ngọn núi nằm ngay trên ngã ba sông Vân với sông Đáy, kẹp giữa 2 cây cầu Non Nước và cầu Ninh Bình. Núi là một tiền đồn nằm ở cửa ngõ phía đông thành phố Ninh Bình.

Bên núi có chùa Non Nước và đền thờ danh sĩ Trương Hán Siêu đời Trần. Cửa sông Vân mở ra bao bọc ba mặt núi Dục Thúy, chỉ còn một mặt nối với đất liền. Hàng ngàn năm trước chân núi bị sóng biển bào mòn tạo thành vòm đá rộng che kín một góc sông Vân.

Núi Non Nước là ngọn núi đẹp ở thành phố Ninh Bình, từng được ví là "cửa biển có non tiên" trong thơ Nguyễn Trãi. Đứng trên núi, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh 2 cây cầu bắc qua sông Đáy và một phần trung tâm thành phố Ninh Bình.

Chùa Non Nước ở Ninh Bình là một ngôi chùa cổ và cũng là di tích lịch sử quốc gia. Chùa tọa lạc dưới chân núi Non Nước, bên bờ sông Đáy và cửa sông Vân. Từ chùa phóng tầm mắt ra xa, sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thanh bình, yên ả của làng quê Việt Nam.

Chùa Non Nước tọa lạc giữ bốn bề xung quanh là rừng cây xanh mát

Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới.

Vườn Quốc Gia Cúc Phương với hệ sinh thái thực vật và động vật vô cùng phong phú

VQG Cúc Phương là một địa điểm du lịch nổi tiếng về sinh thái, môi trường. Du khách đến đây để khám phá hệ động thực vật phong phú, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đẹp, tham gia các chương trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, lửa trại, mạo hiểm, nghiên cứu và văn hóa lịch sử.

27. Quần thể danh thắng Tràng An

Tràng An là một vùng non nước, mây trời hoà quyện. Đáy nước trong xanh soi bóng những vách núi đá trùng điệp. Nơi đây có tới 31 hồ, đầm nước được nối thông bởi 48 hang động đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài 2 km như hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây…

Quần thể danh thắng Tràng An Ninh Bình​

Tương truyền, các bậc tiền bối đã vào đây lấy nước để nấu rượu tiến vua, khi nạo vét lòng hang các nhà khảo cổ đã phát hiện rất nhiều bình gốm, hũ, vại và các dụng cụ để nấu rượu. Hang động Tràng An có những nét đặc trưng nổi bật của một khu di sản với bốn loại hang động chính: Hang ngầm cổ, hang nền Karst cổ, hang mái đá và hang hàm ếch.

Cố đô Hoa Lư là quần thể di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam đồng thời là một trong 4 vùng lõi của quần thể di sản thế giới Tràng An đã được UNESCO công nhận. Hệ thống di tích ở Hoa Lư liên quan đến sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thuộc ba triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý, tính từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tông trong lịch sử.

Cố đô Hoa Lư ghi dấu hàng ngàn năm lịch sử

Khu vực phim trường Kong: Skull Island được dựng lại nằm trong khu quần thể sinh thái Tràng An – Ninh Bình. Để vào tới làng bạn sẽ phải đi qua một đảo nhỏ, rồi một loạt những ngôi chùa sẽ thấy có tấm bảng ghi lối vào phim trường. Leo lên tầm trăm bậc thang là bạn sẽ vào tới khu trưng bày – nơi có dựng lại chiếc tàu của đoàn thám hiểm mô phỏng như trong phim. Đi qua thuyền là tới làng thổ dân rồi đấy!

Làng thổ dân được phục dựng lại ở Ninh Bình gồm khoảng 40 túp lều được dựng bằng tre nứa. Tất cả nằm trên nền đất khá rộng. Chúng được dựng xen kẽ nhau ở 2 bên, ở giữa là con đường đá.

Một điều đặc biệt nữa là rất nhiều người dân địa phương đã hoá trang giống hệt như các thổ dân trong phim, từ khuôn mặt cho tới trang phục và ngồi trong các túp lều. Thế nên du khách tới tham quan cứ có cảm giác như đang sống… trong phim vậy!

Khi nhắc đến tour du lịch Quảng Ninh, du khách thường sẽ nghĩ ngay đến những vẻ đẹp hùng vĩ của Vịnh Hạ Long, đảo Cô Tô, Bãi Cháy, núi Yên Tử,… Đây là những địa điểm vô cùng nổi tiếng được rất nhiều khách du lịch tìm đến để vui chơi, nghỉ dưỡng và khám phá. Nhưng theo kinh nghiệm du lịch của Phượt, có lẽ ít ai biết rằng, du lịch Quảng Ninh còn in đậm kỷ niệm với biết bao du khách với địa điểm Bình Liêu hoang sơ và thơ mộng. Hành trình du lịch Bình Liêu, bạn sẽ có thể khám phá rất nhiều địa điểm hấp dẫn trên bản đồ. Ví dụ như thác nước, ruộng bậc thang, đỉnh núi cao với sống lưng khủng long nổi tiếng,…

Cùng với đó còn các mùa hoa cực kỳ hấp dẫn của Bình Liêu – Quảng Ninh đã thu hút biết bao trái tim lữ khách. Hãy cùng với Phượt Vi Vu tìm hiểu về tấm bản đồ du lịch Bình Liêu. Và lên kế hoạch cho một chuyến khám phá tuyệt vời nhất nhé!

Theo những tài liệu ghi chép lại, vào thời phong kiến, Bình Liêu là một khu vực gồm hai tổng Bình Liêu và Kiến Duyên của châu Tiên Yên. Nơi đây thuộc phủ Hải Ninh (phủ Hải Ninh có ba châu: Móng Cái, Tiên Yên, Hà Cối), tỉnh Quảng Ninh.

Vào ngày 12 tháng 3 năm 1883, thực dân Pháp đã đánh chiếm tỉnh Quảng Yên. Sau đó là chiếm luôn cả Bình Liêu. Tiếp đó, ngày 10 tháng 12 năm 1906, phủ Toàn quyền Pháp tách 3 châu: Móng Cái, Hà Cối, Tiên Yên khỏi tỉnh Quảng Yên và thành lập mới tỉnh Hải Ninh. Đến ngày 17 tháng 12 năm 1919, họ lại tiếp tục tách hai tổng Bình Liêu và Kiến Duyên khỏi châu Tiên Yên. Tiếp đó, họ đã lập nên châu Bình Liêu gồm hai tổng: Bình Liêu và Kiến Duyên. Cả hai tổng này đều thuộc Hải Ninh trong Đạo quan binh thứ nhất, sau là tỉnh Hải Ninh.

Bình Liêu là một huyện nằm ở cửa ngõ phía Đông của tỉnh Quảng Ninh. Vùng đất Bình Liêu Quảng Ninh hoang sơ này có vị trí cách Hà Nội 270km. Nơi đây cách Tp Hạ Long khoảng 108km. Dù có vị trí khá xa thủ đô nhưng Bình Liêu vẫn là một trong những sự lựa chọn hàng đầu vào mỗi dịp cuối tuần.

Bình Liêu là một địa điểm có vẻ ngoài trái ngược với vẻ đẹp “sông nước” của Vịnh Hạ Long, đảo Cô Tô, Vân Đồn hay núi Yên Tử. Mặc dù vậy, khi đến với du lịch Bình Liêu, bạn sẽ có thể nhung nhớ phong cảnh núi non trữ tình và non nước tựa như chốn bồng lai tiên cảnh. Điểm nhấn đặc biệt nhất của du lịch Bình Liêu Quảng Ninh chính là thác Khe Vằn, rừng hồi quế, sống lưng khủng long hay những ruộng bậc thang. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Bởi vì Bình Liêu còn có những điểm đến lung linh huyền ảo mà bạn sẽ được biết dưới bài viết này.

Bình Liêu là một huyện đa dân tộc với khoảng 96% là đồng bào người thiểu số. Trong đó, có 5 dân tộc chính với:

Mặc dù có rất nhiều dân tộc sinh sống trong cùng một vùng đất nhưng người dân vẫn tạo nên một bề dày văn hóa phong phú và đa dạng. Đây chính là một bản sắc riêng mà khó có nơi nào sở hữu được như Bình Liêu Quảng Ninh.

Người dân sinh sống ở Bình Liêu có tập quán và nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian cực kỳ đặc sắc của nhiều dân tộc kết hợp. Hầu như người dân sinh sống ở không theo bất kỳ tôn giáo nào. Cả huyện cũng không có chùa, nhà thờ và chỉ có những ngôi đình nhỏ thờ thành hoàng làng.

Các gia đình ở Bình Liêu chỉ có tục thờ cúng tổ tiên. Sinh hoạt văn hóa xưa kia chỉ tập trung nhất là au-pò của người Tày cùng người Sán Chỉ vào các ngày là 14,15,16 tháng 3 âm lịch. Vào những ngày này, nam nữ thanh niên từ các bản đều kéo về thị trấn huyện lỵ để gặp gỡ tâm tình và hát đối đáp giao duyên bằng các làn điệu dân ca. Đây cũng là một hình thức mà người ta hay gọi là Chợ tình giao duyên.

Đối với người Tày thì có các điệu sli, tì lầu, then. Còn người Sán Chỉ có hát soóng cọ và thường từng đôi bạn gặp nhau suốt ngày 16. Ngoài ra, trong ngày hội au-pò và những ngày đầu xuân của bản làng. Bà con dân tộc còn chơi các loại nhạc cụ khác như đàn tính, ném còn, chơi gụ,….