You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.
JavaScript harus aktif untuk menggunakan foursquare.com
Kami menggunakan teknologi terbaru dan terbaik yang ada untuk memberikan pengalaman web terbaik yang mungkin. Aktifkan JavaScript di pengaturan browser untuk melanjutkan.
Unduh Foursquare untuk ponselmu dan mulailah menjelajahi dunia di sekitarmu!
Ngành Thú y là gì?• Ngành Thú y (Veterinary Medicine) là ngành đào tạo, nghiên cứu năng lực chuyên môn về thú y, khả năng thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chuẩn đoán và phòng trị bệnh cho chăn nuôi. Thú y góp phần chăm sóc, bảo vệ cho các vật nuôi bằng hiểu biết về luật, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi.• Thú y và khoa học thú y phối hợp với các ngành y tế, sinh học trong sản xuất và kiểm định vacxin, kiểm định dược phẩm hay nghiên cứu đa dạng sinh học và bảo tồn quỹ gene... Trong bối cảnh giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, dịch bệnh từ một địa điểm bất kỳ trên thế giới có thể trở thành hiểm họa toàn cầu một cách nhanh chóng. Trong xã hội công nghiệp và ô nhiễm chất thải, con người có thể trở thành nạn nhân của các vụ ngộ độc bất kỳ lúc nào nếu không có những hiểu biết để đề phòng ngừa nên Bác sĩ Thú y cùng với Bác sĩ Y khoa và những nhà nghiên cứu y sinh học có "thêm nhiều việc để làm hơn"...• Chương trình đào tạo ngành Thú y trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở và chuyên sâu về bệnh học, bao gồm phân loại bệnh, dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt… để có thể đáp ứng yêu cầu công việc. Cụ thể, ngành học này sẽ trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng như thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm; chẩn đoán bệnh thông thường; biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho động vật; xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi; có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi; kiến thức về tiếp thị, giao tiếp; có kiến thức về một số ngành liên quan gần như chăn nuôi gia súc, chăn nuôi thú cảnh, nuôi thủy sản, trồng trọt.• Bên cạnh đó là khối kiến thức chuyên sâu về bệnh học (căn bệnh, dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt), về ngoại khoa và giải phẩu bệnh và pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh, kiểm tra các sản phẩm nguồn gốc từ động vật, kiểm tra các cơ sở giết mổ chế biến thức ăn gia súc, chế biến súc sản...Học ngành Thú y ở đâu?
Ở nước ta hiện có nhiều trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành Thú y, nếu bạn có mong muốn trở thành Bác sĩ Thú y thì có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường tiêu biểu như:- Khu vực miền Bắc:• Đại học Lâm nghiệp• Học viện Nông nghiệp Việt Nam• Đại học Nông lâm Bắc Giang- Khu vực miền Nam: • Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp• Đại học Nông lâm TP.HCM• Đại học Cần ThơHọc ngành Thú y có thể làm gì?Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Thú y, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đảm nhận các công việc tại các đơn vị sau:• Tại các phòng mạch hoặc bệnh xá (hay bệnh viện) thú y, phòng xét nghiệm thú y khoa;• Những công ty thuốc thú y, phòng khám thú y, trại chăn nuôi gia súc – gia cầm, khu bảo tồn động vật hoang dã hay thảo cầm viên, phòng xét nghiệm thú y khoa, các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y;• Tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y;• Cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y;• Cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản;• Các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái;• Tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các Trường, Viện chuyên ngành;• Chuyên viên tại các công ty quản lý nhà nước, như Phòng, Sở Nông nghiệp, Cục, Viện nghiên cứu, Chi cục thú y Tỉnh, Trạm thú y quận huyện, cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái...• Mở công ty thuốc thú y, phòng khám thú y hoặc trang trại chăn nuôi của riêng mình.
Để học được ngành Thú y cần những tố chất gì?Để có thể theo học ngành Thú y, người học cần có một số tố chất sau:• Yêu thích đông vật, thiên nhiên và môi trường;• Tỉ mỉ, cẩn thận, chịu được áp lực công việc;• Có tinh thần trách nhiệm cao, dám đương đầu với thử thách;• Thích chăm sóc vật nuôi;• Thích xem chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên;• Học tốt các môn thuộc khoa học tự nhiên như sinh, hóa, địa;• Có tư duy logic và trí thông minh;• Ham học hỏi và tìm tòi những cái mới.Ngành Thú y xét tuyển bằng phương thức nào?
Phương thức 1: Thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT trong tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng theo quy định của nhà trường.
Phương thức 2: Thí sinh đạt một trong các tiêu chí sau:
+ Điểm trung bình chung của tổ hợp các môn học dùng để xét tuyển học kỳ I năm lớp 12 đạt từ 6,0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);+ Điểm trung bình chung của tổ hợp các môn học dùng để xét tuyển cả năm lớp 12 đạt từ 6,0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);+ Trung bình chung của tổng điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 đạt từ 6,0 điểm trở lên (theo thang điểm 10).
Phương thức 3: Thí sinh dùng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của trường ĐHQG TP. Hồ Chí Minh để xét tuyển. (Từ 600 điểm trở lên).
Phương thức 4: (Xét tuyển thẳng) Được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học- C15: Toán, Văn, KHXH- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh- D01: Toán,Văn, Tiếng Anh
Văn phòng tuyển sinh – Phân hiệu trường ĐH Lâm nghiệpĐ/c: Thị trấn Trảng Bom, H. Trảng Bom, Đồng NaiĐT: 02516 508 777 – 02516 578 999Website: https://vnuf2.edu.vn/Fanpage: https://www.facebook.com/VNUF2Youtube: VNUF2 Channel
Trình duyệt của bạn không hỗ trợ HTML5 video.
- Thời gian đào tạo: 5 năm; Danh hiệu cấp bằng: Bác sĩ thú y
- Tên ngành “Thú y” được ghi trên bằng tốt nghiệp, bảng điểm và quyết định tốt nghiệp.
+ Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (Phương thức 1)
+ Xét điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT (Phương thức 2)
Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Sinh (A02); Toán, Hóa, Sinh (B00); Toán, Sinh, Tiếng Anh (B08); Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07);
+ Xét điểm học bạ THPT (Phương thức 3)
Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Sinh (A02); Toán, Hóa, Sinh (B00); Toán, Sinh, Tiếng Anh (B08); Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07);
+ Xét điểm thi V-SAT (Phương thức 5)
Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Sinh (A02); Toán, Hóa, Sinh (B00); Toán, Sinh, Tiếng Anh (B08); Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07);
- Chương trình đào tạo ngành Thú y được thiết kế nhằm đào tạo Bác sĩ Thú y có đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tay nghề thành thạo về lĩnh vực Thú y.
- Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng cho Bác sĩ Thú y (nghiên cứu, thực tập và chẩn đoán - điều trị bệnh trên động vật). Cụ thể, sinh viên sẽ được học tập và nghiên cứu về các lĩnh vực như: Vi sinh vật học, ký sinh trùng học, miễn dịch học, dịch tễ học, giải phẩu bệnh học, bệnh truyền nhiễm, bệnh nội, ngoai khoa trên gia súc - gia cầm, dược lý học, bệnh chó mèo, sản khoa và gieo tinh nhân tạo, độc chất học, vệ sinh thú y, công nghệ sinh học trong phòng và điều trị bệnh, probiotic, quản lý dịch bệnh và một sức khỏe, anh văn chuyên ngành thú y... Ngoài ra sinh viên còn được thực tập thực tế tại địa phương, trang trại và công ty thông qua các học phần thực hành thú y cơ sở, thực hành trang trại và thực hành bệnh xá thú y. Thông qua thực hành sinh viên vận dụng những kiến thức đã học trong chẩn đoán, điều trị bệnh gia súc, gia cầm do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm; đồng thời sinh viên được trang bị thêm những kỹ năng quản lý trang trại và những kỹ năng mềm khác như kỹ năng tư duy, làm việc nhóm, lập kế hoạch, viết báo cáo và thuyết trình trước đám đông.
- Cán bộ kỹ thuật, quản lý hay điều hành các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, cơ sở sản xuất thuốc thú y và các sinh phẩm thú y, các xí nghiệp chế biến động vật và thủy sản.
- Cán bộ kỹ thuật hoặc lãnh đạo tại các đơn vị Khuyến nông, Cục Thú y, Viện Thú y, Chi cục chăn nuôi và thú y, Trạm thú y, Trung tâm chẩn đoán Thú y Thủy sản, Viện nghiên cứu, Sở Nông - Nghiệp và phát triển nông thôn, Sở khoa học công nghệ tại các Thành phố, tỉnh hay tuyến huyện.
- Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại các viện nghiên cứu, các trường đại học cao đẳng;
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu chuyên sâu ngành Thú y, chăn nuôi Thú y ở trình độ thạc sĩ; Bệnh học và chữa bệnh vật nuôi ở trình độ tiến sĩ.Tiếp tục học tập các chuyên ngành ở các trình độ sau đại học trong lĩnh vực chăn nuôi, Thú y, Công nghệ sinh học.
- Sau khi tốt nghiệp sinh viên có nhiều cơ hội được làm việc tại các Công ty trong hoặc ngoài nước lĩnh vực chăn nuôi và thú y như: Cty De Heus, Vemedim, Greenfeed, Sunjin, Japfa, Cargil, Navetco, Amavet, Cj,…Ngoài ra, sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y, Trạm thú y, trung tâm dịch vụ thú y; các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Viện nghiên cứu lĩnh vực Thú y. Hơn nữa, Sinh viên còn có thể tự khởi nghiệp bằng cách mở phòng mạch thú y, dịch vụ thú y.