Ước Mơ Đi Khắp Thế Giới

Ước Mơ Đi Khắp Thế Giới

Mình là Nguyễn Thế Nam, 24 tuổi. Hiện mình đang học tập và sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản. Giống như nhiều bạn sinh viên khác, mình lớn lên với một tuổi thơ thiếu sự định hướng phát triển rõ ràng. Trong chín năm học ở bậc tiểu học và trung học cơ sở, mình là một học sinh bình thường và thường xuyên xếp ở nhóm cuối của lớp.

Đây thực sự là dịp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về cây chè và sản phẩm chè giữa các doanh nghiệp ngành chè trong nước và quốc tế, đồng thời cũng là cơ hội để quảng bá thương hiệu chè Thái Nguyên nói riêng và các sản phẩm chè Việt Nam nói chung đến du khách trong và ngoài nước.Thái Nguyên được biết đến không những là cái nôi của Chiến khu Việt Bắc mà còn nổi tiếng với những vùng chè như Tân Cương, La Bằng, Tức Tranh… Ngày nay, sản phẩm chè Thái Nguyên đã có một thương hiệu chính thống, được Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, việc tạo dựng chỗ đứng vững chắc cho thương hiệu chè Thái Nguyên trên thị trường trong nước và xuất khẩu đang là vấn đề không nhỏ đặt ra với ngành sản xuất, chế biến chè của tỉnh Thái Nguyên.

Là vùng chè có tiếng nhất, nhì cả nước, nhưng thực tế người làm chè Thái Nguyên chưa tận dụng hết những lợi thế của mình vì hiện tại mỗi vùng đều hoạt động nhỏ lẻ, manh mún và tự phát. Hầu hết các gia đình chỉ biết nhà nào nhà nấy làm, tự học, tự mày mò. Người có kinh nghiệm, bí quyết làm được chè ngon thì bán với giá cao, còn lại đều mang ra chợ bán chè mộc, chè nguyên liệu giá rẻ. Bởi vậy, việc tạo thành mối liên kết cùng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè của các làng nghề ở Thái Nguyên vẫn chưa thực hiện được.

Để sản phẩm mang thương hiệu chè Thái Nguyên vươn ra thị trường các nước trong khu vực và thế giới, từ năm 2005, Thái Nguyên đã tổ chức nhiều Lễ hội chè; Tuần văn hóa chè… đặc biệt, Thái Nguyên đã có chương trình xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu tiềm năng phát triển cây chè sang thị trường Pakistan. Ông Đinh Khắc Hiển - Giám đốc Sở Công Thương Thái Nguyên cho biết, năm 2009, Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình giao lưu trực tuyến giữa Trung tâm Xúc tiến Thương mại Thái Nguyên (Sở Công Thương) và đại diện một số doanh nghiệp xuất khẩu chè Thái Nguyên với Thương vụ Việt Nam cùng các đối tác nhập khẩu chè tại Pakistan. Tại buổi giao lưu đàm phán trực tuyến đó đã có nhiều thông tin đến với Hiệp hội chè và các doanh nghiệp nhập khẩu chè của Pakistan về thế mạnh sản xuất kinh doanh chè của tỉnh cũng như mối quan hệ hợp tác giữa Thái Nguyên với Tham tán Thương mại Việt Nam tại Pakistan và các doanh nghiệp chè của nước bạn kể từ năm 2005 đến nay. Tại buổi giao lưu, một số doanh nghiệp sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên đã giới thiệu về năng lực sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè của đơn vị cũng như khả năng đáp ứng các sản phẩm chè theo nhu cầu của bạn hàng. Đại diện phía Hiệp hội chè Pakistan và các doanh nghiệp nhập khẩu chè nước bạn đã bày tỏ mong muốn được tìm hiểu và tăng cường nhập khẩu chè Việt Nam nói chung, chè Thái Nguyên nói riêng, cũng như mong muốn được ký hợp đồng và nhận hàng trực tiếp từ các doanh nghiệp Việt Nam mà không phải thông qua nước thứ ba.

Tiếp đến, trung tuần tháng 6 vừa qua, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Thái Nguyên lại tổ chức buổi giới thiệu về hai thị trường xuất khẩu chè tiềm năng là Pakistan và Srilanca cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chè trên địa bàn như Hiệp hội chè tỉnh Thái Nguyên; Công ty CP Tân Cương Hoàng Bình; Công ty CP chè Sông Cầu; Công ty CP chè Thái Nguyên… để các doanh nghiệp nắm bắt những thông tin về thị trường xuất khẩu và định hướng chiến lược xuất khẩu chè sang các thị trường này.

Chè Thái Nguyên nổi tiếng bởi chất lượng và hương vị thơm ngon đặc biệt riêng với nhiều vùng chè đặc sản. Tuy nhiên, để thương hiệu chè Thái Nguyên tạo được tiếng vang với bạn bè trên thế giới, thiết nghĩ quy mô, chiến lược quảng bá cho thương hiệu chè Thái Nguyên cần được đầu tư có hiệu quả hơn. Việc được đăng cai lễ hội Festival Trà quốc tế là cơ hội tốt để chè Thái Nguyên tiếp tục khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường trong và ngoài nước.